Thứ ba, 14/11/2017, 23h48

Âm nhạc nuôi dưỡng ước mơ làm cô giáo

Mt nách 2 đa con thơ di, chng làm đài truyn hình thưng đi công tác xa nhưng cô giáo Hà Lê Quế Anh - GV Trưng THCS Hùng Vương, Q. Tân Phú, TP.HCM vn đm vic trưng, gii vic nhà đ sng hết mình vi nhng tiết dy Nhc trên lp bng c nim đam mê ca mt GV gii.

Cô giáo Hà Lê Quế Anh

Âm nhc nuôi dưng ưc mơ

Ngày 20-11-2016, cô Hà Lê Quế Anh đã đoạt giải Nhì giáo viên giỏi cấp quận. Đối với cô giáo Quế Anh, phần thưởng tinh thần đó thật sự xứng đáng vì đã đánh giá đúng năng lực của một GV giảng dạy bộ môn năng khiếu cũng như ghi nhận cả một quá trình nỗ lực phấn đấu vươn lên của một cô giáo trẻ yêu nghề.

Vốn có năng khiếu âm nhạc và yêu thích ca hát từ bé nên cô nữ sinh quê ở Tân An, Long An dễ dàng trở thành sinh viên Khoa Âm nhạc của Trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang vào năm 2001. Mặc dù sống xa nhà nhưng Quế Anh vẫn tập trung vào việc học để đổi lấy ước mơ trở thành một cô giáo trường làng GD nhân cách đạo đức cho HS qua những bài học nghệ thuật. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Quế Anh thời SV là được ngồi trên ghế nóng khi tham gia chương trình Trò chơi âm nhạc do Đài truyền hình VTV3 tổ chức vào năm 2002. Dù chịu áp lực từ nhiều phía nhưng đội chơi của Quế Anh sau đó đã vượt qua rất nhiều thử thách về kiến thức và năng khiếu âm nhạc để giành giải Nhất của toàn khu vực miền Trung. Đây chính là bệ phóng đầu tiên để cô SV mới 20 tuổi có thêm cơ hội giao lưu và đặc biệt là trau dồi tri thức âm nhạc để làm nền tảng cho công việc đứng trên bục giảng trong tương lai gần. Năm 2003 sau khi tốt nghiệp ra trường, Quế Anh từ bỏ làm việc những nơi khác và trở về huyện Châu Thành, tỉnh Long An để cống hiến sức trẻ của một cô giáo ngay chính trên quê hương mình. Hát hay, đàn giỏi lại thêm bản tính năng nổ nên ngoài công việc của nhà trường, Hà Lê Quế Anh còn tham gia các hoạt động xã hội khác và luôn trở thành gương mặt nổi bật trong các phong trào văn hóa văn nghệ từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Đây cũng là giai đoạn Quế Anh giành nhiều giải thưởng và giấy khen của Sở GD-ĐT tỉnh Long An và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An về các hoạt động âm nhạc. Được nhà trường và mọi người động viên Quế Anh sau đó lại mạnh dạn ghi tên đăng ký dự thi Liên hoan tiếng hát GV toàn quốc. Trải qua nhiều “vòng đua” khắt khe và bằng nỗ lực của chính bản thân cô đã giành được Huy chương vàng của hội diễn. Bây giờ kể lại, Quế Anh vẫn không quên những giây phút hạnh phúc đó: “Lần đó tôi đoạt huy chương vàng với bài hát Người anh chưa quen của nhạc sĩ Trần Kiết Tường. Đây cũng là dịp tôi được làm quen với các bạn mới sau này trở thành ca sĩ chuyên nghiệp như Mai Thị Hậu, Thùy Dương, MC Tùng Leo”.

Hnh phúc đến t bc ging

Cô giáo Quế Anh cùng ông xã là đo din Trn Quc Sơn

Để đạt được giải cao trong Hội thi GV giỏi cấp quận, cũng như các thí sinh khác, Quế Anh phải trải qua 3 vòng thi. Dù ở vòng thi lý thuyết với 40 câu hỏi trắc nghiệm hay dạy thực hành bài Hò ba lý (Dân ca Quảng Nam trong chương trình lớp 8) Quế Anh đều “lấy lòng” được ban giám khảo vì kiến thức vững vàng và phương pháp giảng dạy đậm chất sư phạm phù hợp với bộ môn và lứa tuổi. Bây giờ nhìn lại “cuộc đua” khắt khe về chuyên môn, cô cũng không hiểu vì sao mình đã nỗ lực được như vậy. Bình tĩnh lại Quế Anh cũng cho rằng, để trở thành một GV giỏi cũng không phải quá khó nếu biết quý trọng và say mê với nghiệp của mình: “Trong 3 phân môn Âm nhạc, so với học hát, nhạc lý thì phần tập đọc nhạc là khó nhất đối với người dạy và cả người học. Chính vì khó nhất nên phải làm cho các em dần dần yêu thích bằng những bài giảng nhẹ nhàng và thuyết phục”. Theo Quế Anh, đừng làm cho các em bị học một cách bắt buộc mà hãy làm cho HS thấy được học một cách tự nguyện. Có như vậy mỗi tiết học đều mang lại sự hào hứng tiếp nối cho các em. Là môn năng khiếu nên theo cô phải tùy vào khả năng của từng học trò để phát huy sở trường mỗi cá nhân. Công việc này đòi hỏi giáo viên bộ môn phải nhạy cảm nhận biết và kiên trì GD mới có hiệu quả lâu dài. Vì thế hầu hết các giờ học của cô Quế Anh luôn được các em hào hứng tập trung vì tính sinh động và sự lôi cuốn trong từng lời giảng. Những học sinh ít năng khiếu cũng không vì thế mà bị đánh giá yếu kém dần dần các em đã chịu “hòa nhập” dễ dàng vào bài học.

Không tự coi kiến thức của mình đã đủ, Quế Anh vẫn chưa dừng bước khi học tiếp lớp đại học của Trường ĐHSP Hà Nội để có tấm bằng cử nhân vào năm 2009. Mặc dù mới theo chồng về Trường THCS Hùng Vương được 2 năm nay nhưng cô giáo Hà Lê Quế Anh đã tự viết tên mình vào bảng vàng thành tích của nhà trường không chỉ bởi một tấm giấy khen GV giỏi cấp quận hay cấp TP mà bằng những bài học yêu thương dành cho các thế hệ HS thân yêu của mình.

Bài, nh: Hương Thy