Thứ năm, 20/7/2017, 23h14

Âm nhạc thiếu nhi: Cần những dự án dài hơi

Nhiu năm qua, âm nhc thiếu nhi Vit Nam vn trong tình trng loay hoay. Tr em phi hát ca khúc ngưi ln là điu vn din ra đy ry trên sóng truyn hình.

MV ca khúc “C mơ thôi” đưc ca sĩ, nhc sĩ Thanh Bùi gii thiu đến công chúng. Ảnh: T.B

“Đánh thc” âm nhc tr em

Đầu tháng 7, MV chính thức của ca khúc “Cứ mơ thôi” được ca sĩ, nhạc sĩ Thanh Bùi giới thiệu đến công chúng. “Cứ mơ thôi” là ca khúc được Thanh Bùi và nhạc sĩ Mỹ Ngọc sáng tác dành tặng cho trẻ con và những người lớn từng là trẻ con. Đây cũng là ca khúc chủ đề của kênh truyền hình thiếu nhi HTV3 - DreamsTV. Sản phẩm này ra mắt cho loạt sản phẩm, hoạt động âm nhạc dành cho thiếu nhi của anh trên kênh truyền hình dành cho thiếu nhi HTV3 - DreamsTV trong thời gian tới. “Tôi hiểu nghệ thuật là điều không thể thiếu dành cho trẻ em, Việt Nam mình còn thiếu quá nhiều sản phẩm dành cho các em nhỏ. Do đó, trong thời gian tới, tôi sẽ thực hiện điều này”, Thanh Bùi cho biết.

Có lẽ, những sản phẩm như “Cứ mơ thôi” của Thanh Bùi như những cơn mưa hiếm hoi, giải cơn khát cho thị trường âm nhạc thiếu nhi hiện nay. Câu chuyện của MV bắt đầu với hình ảnh của những giấc mơ có mặt ở khắp mọi nơi. Giấc mơ của bạn sinh viên ngủ quên trên xe buýt, của những nhân viên văn phòng, của chú xe ôm, của cô bán tạp hóa… Những giấc mơ ấy cần được “đánh thức” để trở thành hiện thực và những nhà khoa học nhí đã vào cuộc, thảo luận, chế tạo ra những phương thuốc để đánh thức ước mơ của mọi người.

Vừa qua, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cũng vừa ra mắt tập sách nhạc “100 bài hát thiếu nhi” do anh sáng tác và biên soạn, có kèm CD audio. Tập sách nhạc 100 bài hát được hệ thống thành nhiều chủ đề: các ngày lễ, Tết (Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Giáng sinh...), gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em...), mái trường (thầy cô, bạn bè, những bài học lễ phép...), cổ tích, quê hương, đất nước, mùa hè, khám phá, động vật... Nhiều năm qua, các nhạc sĩ thường ngại viết nhạc cho thiếu nhi, ngay cả các nhạc sĩ chuyên viết nhạc thiếu nhi cũng ngày càng ít ỏi, khiến thị trường âm nhạc càng lúc càng ít những sáng tác mới. Do đó, những sản phẩm âm nhạc cho thiếu nhi là điều cần thiết trong thị trường giải trí như hiện nay.

Cn s phong phú

Hiện nay, những sân chơi giải trí cho trẻ không thiếu nhưng đáng tiếc rằng có quá nhiều sân chơi lại không phù hợp với độ tuổi của các em. Gameshow dành cho đối tượng trẻ em, sự xuất hiện ngày càng nhiều “tài năng nhí” thể hiện những ca khúc nhạc người lớn đã khiến bao khán giả người lớn lắc đầu ngao ngán. Vì cuộc đua giữa những nhà sản xuất, vì lợi nhuận mà trẻ em đang dần bị biến thành công cụ kiếm tiền của người lớn.

Nhiu năm qua, các nhc sĩ thưng ngi viết nhc cho thiếu nhi, ngay c các nhc sĩ chuyên viết nhc thiếu nhi cũng ngày càng ít i, khiến th trưng âm nhc càng lúc càng ít nhng sáng tác mi. Do đó, nhng sn phm âm nhc cho thiếu nhi là điu cn thiết trong th trưng gii trí như hin nay.

Tháng 4-2016, Tổng cục Điện ảnh, phát thanh và truyền hình Trung Quốc đã ra văn bản về việc hạn chế, thậm chí cấm tuyệt đối các chương trình có trẻ chưa đủ tuổi thành niên. Theo cơ quan này, các chương trình truyền hình thực tế đã xâm phạm đến quyền riêng tư của trẻ em, lợi dụng trẻ em để kiếm tiền và lăng xê trẻ em theo kiểu “một bước thành sao”, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Hàn Quốc - nơi công nghệ truyền hình thực tế trẻ em phát triển vượt bậc so với khu vực, cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã nhiều lần đặt vấn đề về tình trạng này.

Tại Việt Nam, tình trạng trẻ bị lạm dụng để lên sân khấu làm công cụ kiếm tiền cho người lớn ngày càng ở mức báo động. Các chương trình ca nhạc thực tế có sự tham gia của trẻ em đang được khai thác tối đa trên sóng truyền hình. Không ít lần những ý kiến trái chiều xung quanh việc các ca khúc được sử dụng có thật sự phù hợp với lứa tuổi đã đem ra để bàn tán và phân tích. Một lý do không thể không nhắc đến là chúng ta đang thiếu trầm trọng những ca khúc cho thiếu nhi, những dự án âm nhạc dài hơi cho thiếu nhi. Từ 17-19, Liên hoan “Búp sen hồng” lần thứ 23 diễn ra tại TP.HCM. Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật thường niên của các nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu niên các tỉnh, thành khu vực phía Nam, là dịp để các em thiếu nhi có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, vui chơi và thể hiện năng khiếu. Liên hoan “Búp sen hồng” đã trở thành “thương hiệu” cho một sân chơi âm nhạc hiếm hoi ở Việt Nam hiện nay. Một vấn đề đặt ra cấp bách là chúng ta đang thiếu những dự án âm nhạc dài hơi, phổ biến rộng rãi trong thiếu nhi. Những liên hoan, những cuộc thi âm nhạc dành cho trẻ đã và đang loay hoay với những bài hát quen thuộc. Để tránh sự nhàm chán và thêm “chiêu trò” câu khách, buộc các nhà sản xuất phải để trẻ em hát nhạc người lớn. Liệu rằng với tâm huyết và nỗ lực của nhạc sĩ Thanh Bùi, Nguyễn Văn Chung..., thị trường âm nhạc thiếu nhi Việt Nam có thể mở ra những hướng đi mới?

Yên Hà