Thứ năm, 24/5/2018, 21h53

Âm nhạc thiếu nhi: Khoảng trống cần được lấp đầy

Mùa hè, những sân chơi cho thiếu nhi li tr thành vn đ đưc ph huynh và các em quan tâm, trong đó có sân chơi âm nhạc.

Liveshow thiếu nhi “Gia đình nh, hnh phúc to” ca nhc sĩ Nguyn Văn Chung

Đ tr em đưc hát

Âm nhạc thiếu nhi nghèo nàn. Đây là vấn đề không thể phủ nhận. Nhiều năm qua, trong khi nhạc trẻ Việt Nam khá sôi động với nhiều thế hệ ca sĩ, nhạc sĩ tấn công ồ ạt thị trường âm nhạc thì âm nhạc thiếu nhi lại khá mờ nhạt. Thị trường này hầu như bị bỏ ngỏ, không nhiều sáng tác mới. Chập chững những bước đi đầu tiên, nhiều nghệ sĩ đã cố gắng tạo cho các em những sân chơi âm nhạc bổ ích, vui tươi.

Vừa qua, hai người con của cố nhạc sĩ An Thuyên là đạo diễn Bông Mai và nhạc sĩ An Hiếu vừa công bố dự án âm nhạc dành cho thiếu nhi mang tên Sing Channel với tiêu chí “hãy để trẻ em Việt Nam được hát bài hát Việt Nam”. Dự án có tên Sing Channel được phát triển trên nền tảng gần 3.000 bài hát thiếu nhi của các nhạc sĩ sinh từ năm 1930 trở lại đây, đã được biên tập và xuất bản dưới tên Tổng tập các bài hát thiếu nhi Việt Nam “Giai điệu tuổi thần tiên” do cố nhạc sĩ, Thiếu tướng Nguyễn An Thuyên làm chủ biên.

Theo đạo diễn Bông Mai, dự án đã bắt đầu triển khai trên các kênh nghe nhạc online và một số sự kiện cộng đồng. Theo đó, công chúng có thể tìm nghe qua hình thức các video ca nhạc, bản audio hay tham dự trực tiếp trong một số chương trình. Các ca khúc, bản nhạc được thể hiện bằng nhiều phong cách như acoustic, acapella... Ở giai đoạn thử nghiệm vừa qua, Sing Channel đã ra mắt một số chương trình âm nhạc như Những bông hoa nhỏ (dành cho các em nhỏ có giọng hát hay), Cánh én tuổi thơ (khắc họa chân dung các nhạc sĩ viết cho thiếu nhi).

Một số ca sĩ như Nguyễn Trần Trung Quân, Bảo Trâm... và những giọng ca nhí như Nhật Minh (Giọng hát Việt nhí), Ngọc Linh... đã nhận lời tham gia Sing Channel.

Hiện nay, không chỉ có sự thiếu vắng về các ca khúc thiếu nhi mà các sân chơi âm nhạc thiếu nhi cũng khan hiếm. Tiếp nối thành công của 5 mùa thi, chương trình Giọng hát Việt nhí mùa thứ 6 chính thức được khởi động. Buổi sơ tuyển đầu tiên khu vực TP.HCM đã thu hút rất đông các tài năng nhí tham gia. Dưới cái nắng gay gắt của ngày hè, hàng nghìn thí sinh nhí đã có mặt để đăng ký dự tuyển đủ cho thấy sự khao khát sân chơi âm nhạc cho các em, đặc biệt là mỗi dịp hè về.

Cn nhiu n lc

Năm 2017, Hi Âm nhc TP.HCM cũng đã đưa ra đ án xây dng kế hoch đy mnh phong trào sáng tác âm nhc thiếu nhi, t chc các chuyến đi thc tế sáng tác cho hi viên, đt hàng nhng nhc sĩ tên tui chuyên viết cho thiếu nhi và nhng nhc sĩ tr gn bó vi phong trào thiếu nhi đ có nhng sáng tác mi dành cho các em. Tuy nhiên, ca khúc thiếu nhi và sân chơi âm nhc dành cho các em vn còn đó nhiu khong trng. “Mt cây làm chng nên non”, khong trng y s càng khó có th đưc lp đy nếu như không có s chung tay ca nhiu ngưi.

Nhiều nhạc sĩ trẻ hiện nay cho rằng mình không có thời gian toàn tâm, toàn ý để sáng tác nhạc thiếu nhi bởi hiếm có nhà sản xuất chịu đầu tư tiền bạc cho những ca khúc không thu lại lợi nhuận khi đầu tư. Thế nên mới dẫn đến thực trạng âm nhạc thiếu nhi không nhiều sáng tác mới, việc thiếu nhi hát ca khúc người lớn đã trở thành vấn đề đáng báo động. Ngay cả một sân chơi lớn như Sing My Song - nơi quy tụ dàn nhạc sĩ trẻ tràn đầy năng lượng, khán giả cũng thấy khan hiếm sáng tác dành cho thiếu nhi.

Hiện nay, trong số những nhạc sĩ trẻ, Nguyễn Văn Chung được biết đến không chỉ ở mảng ca khúc dành cho người lớn mà anh còn in dấu ấn ở ca khúc thiếu nhi. Vừa qua, đêm liveshow thiếu nhi đầu tiên của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung với chủ đề “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” đã diễn ra thành công ngoài mong đợi khi các gia đình và các bé thiếu nhi đến xem kín cả nhà hát Bến Thành với hơn 1.200 chỗ ngồi.

Vài năm trước, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung từng gây bất ngờ khi sáng tác ca khúc  Nhật ký của mẹ. Ca khúc đã đạt nhiều giải thưởng danh giá và được sử dụng tại các nước châu Âu và Nhật Bản. Năm 2017, tuyển tập 100 Bài hát thiếu nhi - tập hợp các ca khúc do anh sáng tác trong vòng 3 năm trở lại đây đã được xuất bản. Điều này cũng cho thấy nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã không ngừng nỗ lực trên con đường đầy khó khăn này.

Để thu hút nhạc sĩ trẻ viết ca khúc cho thiếu nhi vẫn còn là bài toán nan giải. Hầu như không có người sản xuất sản phẩm âm nhạc thiếu nhi bởi với họ, việc đầu tư đó sẽ không thể thu hồi vốn. Năm 2017, Hội Âm nhạc TP.HCM cũng đã đưa ra đề án xây dựng kế hoạch đẩy mạnh phong trào sáng tác âm nhạc thiếu nhi, tổ chức các chuyến đi thực tế sáng tác cho hội viên, đặt hàng những nhạc sĩ tên tuổi chuyên viết cho thiếu nhi và những nhạc sĩ trẻ gắn bó với phong trào thiếu nhi để có những sáng tác mới dành cho các em. Tuy nhiên, ca khúc thiếu nhi và sân chơi âm nhạc dành cho các em vẫn còn đó nhiều khoảng trống. “Một cây làm chẳng nên non”, khoảng trống ấy sẽ càng khó có thể được lấp đầy nếu như không có sự chung tay của nhiều người.

Yên Hà