Thứ ba, 19/9/2017, 20h33

Bàn giao các TTGDTX về quận, huyện: Không ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học

Sáng 19-9, S GD-ĐT TP.HCM đã t chc Hi ngh “Bàn giao Trung tâm giáo dc thưng xuyên (TTGDTX) v UBND qun huyn qun lý”. Theo đó, các TTGDTX hin có 608 công chc, viên chc và ngưi lao đng, trong đó có 505 giáo viên.

Đi din S GD-ĐT TP và UBND các qun, huyn ký biên bn bàn giao TTGDTX. Ảnh: Q.H

Không có chuyn tinh gim giáo viên

Trước đây, TTGDTX thuộc các quận, huyện quản lý, sau đó được giao cho Sở GD-ĐT, nay lại chuyển về các quận, huyện; không những thế khi về quận, huyện quản lý, các TTGDTX sẽ sát nhập với những trung tâm khác, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên các TTGDTX. Vậy làm sao để các thầy, cô yên tâm công tác đây khi năm học mới chỉ vừa bắt đầu?

Về vấn đề này, Th.S Trần Khắc Huy - Trưởng phòng GD - ĐT Q.Tân Bình - cho biết, theo chỉ đạo của Thường trực Quận ủy, UBND quận, Phòng GD-ĐT đã phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính thành lập Tổ công tác để thực hiện các công đoạn sau khi Sở GD-ĐT chuyển giao TTGDTX về quận. Tới thời điểm này, các công tác chuẩn bị tương đối tốt. Việc tiếp nhận sẽ không làm ảnh hưởng tới công tác giảng dạy của TTGDTX...

“Q.Tân Bình xác định, trước đây có 3 trung tâm, mỗi trung tâm có một cơ quan quản lý riêng nên khi sáp nhập về thành một trung tâm công tác nhân sự phải thật hài hòa. Theo đó, đối với các thầy, cô giáo có nguyện vọng chuyển về phổ thông, UBND quận đã chỉ đạo cho ngành GD tiếp nhận và chuyển về các trường THCS trên địa bàn. Số còn lại sẽ sắp xếp, phân công nhiệm vụ trên tinh thần đáp ứng được yêu cầu của thầy cô nhằm giúp họ yên tâm công tác”, ông Huy nhấn mạnh.

Tại huyện Cần Giờ, theo Th.S Dương Văn Thư - Trưởng phòng GD-ĐT huyện - thì việc bàn giao này sẽ giúp cho huyện thuận lợi trong việc đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học tại trung tâm. Xung quanh dư luận sẽ tinh giảm đội ngũ CBQL, giáo viên, đó chỉ là thông tin bên lề. Nếu có bộ môn dôi dư giáo viên, phòng sẽ tham mưu với UBND huyện, đề xuất Sở GD-ĐT TP điều động các thầy, cô giáo về những trường đang thiều nhằm giúp cho ngành thực hiện tốt chuyên môn cũng như  đảm bảo được đội ngũ thầy cô giáo.

Cn làm tt công tác tư tưng đi vi CBQL

Tại nhiều quận, huyện, ngoài giám đốc, các TTGDTX thường có tới 2 phó giám đốc nên bố trí công tác cho những người này phải hết sức hài hòa, đảm bảo quyền lợi cũng như nguyện vọng của họ. Từ 3 giám đốc bây giờ chỉ còn 1 nên việc chọn ai làm giám đốc thực sự là một bài toán khó.

Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến - Phó trưởng Phòng Tổ chức - Cán bộ Sở GD- ĐT - cho biết: “Với việc bàn giao này, có một số ít thầy, cô giáo, nhất là CBQL có tâm tư. Chủ yếu là không được bổ nhiệm lại chức vụ quản lý mà chỉ là tổ trưởng chuyên môn. Vì vậy, Sở GD-ĐT mong muốn khi các quận, huyện lên kế hoạch sắp xếp nhân sự, đối với những thầy cô giáo là CBQL cần được làm tốt công tác tư tưởng, bổ nhiệm sao cho đúng chuyên môn, chuyên ngành của những cán bộ này. Điều này không chỉ thể hiện sự trân trọng những đóng góp của họ cho ngành, cho trung tâm mà còn giúp cho thầy, cô tiếp tục yên tâm công tác...”.

Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Tiến Đt phát biu ti hi ngh bàn giao sáng 19-9. Ảnh: Q.H

Thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Tiến Đạt cho biết: “Sau khi có Thông tư Liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH- BGDĐT-BNV về việc hướng dẫn việc sáp nhập TTDN, TTGDTX và TTKTTH-HN công lập thành TTGDNN-GDTX và QĐ 6516/QĐ-UBND TP.HCM về Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư 39. Sở GD-ĐT TP đã triển khai thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, thực hiện thí điểm tại các quận 4, 11 và Bình Tân; giai đoạn 2 thực hiện đối với 21 quận, huyện còn lại. 21 quận, huyện đã tiến hành sắp xếp từng bước, trước khi tiến hành nhận bàn giao của Sở GD-ĐT TP. Công đoạn này sẽ tiếp tục vận hành để đáp ứng được nhiệm vụ của quận, huyện cũng như không ảnh hưởng tới tiến độ năm học 2017-2018...”.

Chia sẻ kinh nghiệm tại Q.Tân Bình, ông Trần Khắc Huy cho biết: “Những cán bộ lớn tuổi, còn từ 1 đến 2 năm sẽ giải quyết chế độ hưu trước tuổi theo nguyện vọng cá nhân; còn nếu muốn tiếp tục công tác, sẽ cơ cấu trong ban giám đốc để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo từng chuyên ngành của mình...”.

Trong khi đó tại Q.7, theo Th.S Ngô Xuân Đông - Trưởng phòng GD-ĐT quận - thì, hiện quận chỉ có TTGDTX và Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp-Hướng nghiệp (chỉ có 1 giáo viên, Ban Giám hiệu chỉ có giám đốc, không có phó) nên việc sắp xếp nhân sự không gặp nhiều khó khăn.

S GD-ĐT tiếp tc ch đo v chuyên môn

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Tiến Đạt cũng cho biết, giai đoạn đầu, các TTGDTX thuộc quận, huyện quản lý là để thực hiện công tác phổ cập, xóa mù. Sau khi TP đã hoàn tất công tác phổ cập thì đưa các trung tâm về Sở GD-ĐT TP quản lý đúng theo quy định hoạt động của các trung tâm. Tiếp đó là nâng cao chất lượng của các trung tâm. Rõ ràng từ khi các trung tâm do Sở GD-ĐT quản lý, hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả, chất lượng được nâng lên. Lúc mới giao Sở GD-ĐT quản lý, chất lượng chỉ đạt trên 50%; sau gần 8 năm, đạt trên 80%. Đây là một trong những kết quả hết sức tích cực, đáng biểu dương, khen ngợi của GDTX. Những con số này là nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ thầy cô giáo và đội ngũ CBQL tâm huyết... Nay chuyển các TTGDTX về các quận, huyện, Sở GD-ĐT vẫn sẽ tiếp tục chỉ đạo về chuyên môn. Còn về CSVC, tài chính sẽ do các quận, huyện lo.

“Chủ trương của TP là tiếp tục giữ vững những thành quả của các TTGDTX trong công tác phổ cập, xóa mù và việc học tập suốt đời…”, ông Đạt nhấn mạnh.

Lê Quang Huy