Thứ ba, 14/11/2017, 23h58

Ban hành cơ chế đặc biệt cho TP.HCM là hết sức cần thiết

Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân đã nói như vy ti phiên tho lun t v cơ chế đc bit cho TP.HCM sáng 14-11. Trưc đó ít phút, ti hi trưng, B trưng B Tài chính Đinh Tiến Dũng tha y quyn ca Chính ph đã đc T trình v thí đim cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM.

Chính phủ trình Quốc hội về cơ chế đặc thù cho TP.HCM để TP phát triển xứng tầm. Ảnh: Q.Huy

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, thời gian qua, TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thu ngân sách nhà nước của cả nước, chia sẻ những khó khăn chung với Trung ương và các địa phương trên tinh thần TP vì cả nước. Tuy nhiên, vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM đang chậm lại. TP đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do sức ép quy mô dân số tăng nhanh, hạ tầng chậm cải thiện, tác động ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng lớn, khả năng thu hút vốn đầu tư mới giảm, cản trở sự phát triển bền vững của TP. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu phát triển của TP.HCM trong giai đoạn phát triển mới.

Thí đim phân cp, phân quyn mnh cho TP.HCM

Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội quy định cho TP.HCM được thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính - ngân sách; cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP quản lý.

Về quản lý đất đai, thí điểm giao cho HĐND TP.HCM quyết định: Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên nhưng phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ trong mỗi kỳ kế hoạch sử dụng đất.

Về quản lý đầu tư, thí điểm giao cho HĐND TP.HCM quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của TP theo quy định của Luật đầu tư công, trừ dự án quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật đầu tư công.

Về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, giao cho TP.HCM được thực hiện thí điểm đối với Luật thuế tài sản; tăng thuế suất đối với các sắc thuế khác (trừ thu từ hoạt động xuất nhập khẩu); tăng mức phí, lệ phí; ban hành chính sách thu phí, lệ phí mới.

Về cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP.HCM quản lý, Chủ tịch UBND TP.HCM được ủy quyền cho chủ tịch UBND quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP trong phạm vi quyền hạn của Chủ tịch UBND TP. Đồng thời giao cho UBND TP quy định việc ủy quyền của chủ tịch UBND quận, huyện cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

HĐND TP.HCM quyết định chi trả mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP quản lý và mức lương phù hợp với các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt trong khả năng, phạm vi ngân sách của TP.

Chính phủ cũng cho rằng, về cơ chế tài chính - ngân sách, việc cho phép TP.HCM nghiên cứu thí điểm chính sách thu mới hoặc điều chỉnh các chính sách thu hiện hành sẽ có tác động đến một số doanh nghiệp và người dân trên địa bàn TP, nhưng yêu cầu vẫn phải đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng lớn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa của thị trường cả nước; tập trung thu đối với hàng hóa, thu nhập phát sinh trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM phát trin thì cc cùng phát trin

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Chúng ta đều biết TP.HCM thu ngân sách lớn nhất nước, tỷ lệ điều tiết về trung ương cũng lớn nhất, nhưng tỷ lệ được để lại cho địa phương bây giờ rất ít nên không thể phát triển nhanh. Đầu tàu mà đi chậm thì sao cả nước đi nhanh được”.

Khẳng định quan điểm “TP.HCM phát triển thì cả nước cùng phát triển”, Chủ tịch Quốc hội nói, ngoại trừ Thủ đô, đã có Luật Thủ đô điều chỉnh, thì trong các TP trực thuộc Trung ương hiện nay, TP.HCM là lớn nhất về quy mô kinh tế, thu ngân sách, dân số, song những năm gần đây tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Vì thế, việc ban hành một cơ chế đặc biệt cho TP.HCM là hết sức cần thiết.

Ghi nhận sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt của Chính phủ và chính quyền TP.HCM, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Đây là một Nghị quyết thí điểm, đã được bàn kỹ nên đề nghị Quốc hội cho thông qua trong 1 kỳ họp, nếu không sẽ bị lỡ cơ hội. Nhiệm kỳ này của Quốc hội đã đi qua được một nửa rồi”.

TP.HCM phát trin thì khu vc phía Nam s phát trin. Ảnh: Q.Huy

Đáng lưu ý, Chủ tịch Quốc hội tán thành việc trao quyền chủ động hơn cho TP.HCM trong việc quyết định dự toán ngân sách, trừ một số khoản quan trọng do Quốc hội quyết định như chi cho GD, chi cho khoa học công nghệ.

Chính sách đặc thù cho TP.HCM về quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính - ngân sách; cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP quản lý… đều được người đứng đầu Quốc hội ủng hộ.

Riêng đề xuất về việc không tiếp tục giao 18.800 tỷ đồng mà ngân sách trung ương đã bố trí cho dự án chống ngập và xây dựng bệnh viện cho TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm: “Đây là khoản tiền đã bố trí, chứ không phải chưa giao. Bây giờ muốn trao cơ chế đặc thù cho TP.HCM phát triển mà lại lấy khoản này về thì không nên. Với 18.800 tỷ đồng đầu tư này, có khi TP.HCM tạo ra nhiều hơn, đóng góp về ngân sách trung ương nhiều hơn. Đã là đặc biệt thì nên cho thêm chứ đừng lấy bớt”.

Hu hết các ĐBQH ng h

Tại phiên thảo luận tổ, hầu hết các ĐBQH ủng hộ phải có cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM như Tờ trình Chính phủ đã nêu.

Theo các ĐB,  hiện nay TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông, môi trường ô nhiễm. TP.HCM cũng chưa có cơ chế, chính sách đột phá mạnh mẽ để phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước, là đô thị đặc biệt có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả nước và khu vực.

“Vấn đề có cơ chế riêng cho TP.HCM là một nguyện vọng chính đáng của Đảng bộ, nhân dân TP. Muốn một TP lớn như TP.HCM phát triển mạnh mẽ và trở thành đầu tàu cho cả nước cần có đủ các điều kiện cần thiết để phát huy hết các tiềm năng của TP. Đầu tàu thì không thể để TP.HCM thực hiện tất cả các cơ chế giống như các tỉnh thành khác. Đây là trách nhiệm chung của cả nước đối với sự phát triển của TP.HCM”, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa GD, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - nói.

ĐB Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng: “Sức lan tỏa của TP.HCM cho khu vực phía Nam cũng như cả nước là rất lớn. Nhưng sức lan tỏa đó còn lớn hơn nữa nếu được đầu tư xứng tầm. Đây là đầu tàu để kéo chuyển cả vùng, giúp nâng sức bật quốc gia. Do vậy, phải mạnh dạn đầu tư cho TP.HCM để đáp ứng các yêu cầu chính trị đó”.

Về quy định cho phép TP.HCM quyết định thu nhập đối với đội ngũ cán bộ, công chức, ĐB Nguyễn Thanh Phương - Đoàn ĐBQH TP.Cần Thơ - hoàn toàn đồng ý. “Thứ nhất là chi phí sinh hoạt ở TP.HCM cao, với đồng lương hiện nay thì công chức cũng khó khăn. Thứ hai là thu nhập thấp thì những cán bộ, công chức giỏi có thể chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân, do đó TP.HCM không thu hút được người tài”, ĐB Phương nói.

Dù ủng hộ tối đa tinh thần phải có cơ chế, chính sách cho TP.HCM phát triển, nhưng nhiều đại biểu đề nghị, việc thí điểm ban hành các chính sách mới phải được đồng thuận của người dân và doanh nghiệp.

Nhóm PV