Thứ bảy, 9/6/2018, 21h58

Băn khoăn từ chuyện “giá - phí”

Thi gian gn đây, dư lun r lên ý kiến phn đi B Giao thông vn ti (GTVT) đi tên các trm thu phí thành trm thu giá và B GD-ĐT đ xut thay hc phí bng giá dch v đào to.

Trm thu phí đưc đi tên thành trm thu giá (nh minh ha). Ảnh: I.T

Áp lực dư luận mạnh mẽ đến mức việc thay đổi từ ngữ này được đưa ra cả trên nghị trường Quốc hội, và mới đây, sau phát biểu trả lời chất vấn đầu tiên của Bộ trưởng Bộ GTVT trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV (ngày 4-6), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra ý kiến chỉ đạo dứt khoát: “Trạm thu giá chỉ cần lấy lại tên cũ là trạm thu phí”. Đến đây thì việc tranh luận “phí - giá” xem như đã đi đến hồi ngã ngũ, tuy nhiên nhìn nhận từ góc độ của nhà trường nói chung và từ bộ môn ngữ văn nói riêng trong việc dạy học sinh sử dụng từ ngữ, chúng tôi thấy có đôi điều vướng bận, băn khoăn.

T văn bn

Phí () là một danh từ Hán Việt, dùng hạn chế trong một số tổ hợp, là dạng tắt của từ phí tổn, như sử dụng trong các trường hợp: Phí lưu thông. Phí vận chuyển. Phí bảo hiểm. Phí tổn lại có nghĩa khái quát chỉ các “khoản chi tiêu bằng tiền” cụ thể vào công việc gì đó.

Còn giá () cũng là một danh từ Hán Việt, chỉ giá trị, giá cả một món đồ nào đó, chỉ là định mức “biểu hiện giá trị bằng tiền” một cách trừu tượng chứ không phải là chỉ một khoản tiền cụ thể như phí.

Hai từ giá và phí theo như cấu trúc văn tự đã dẫn không có mối liên quan gì với nhau, không hề đồng nghĩa hay gần nghĩa với nhau, và không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp.

Còn thu là một động từ ngoại động đa nghĩa, trong đó có một nét nghĩa ngược lại với từ chi; ở dạng đầy đủ nó luôn đi kèm với bổ ngữ cụ thể phía sau, riêng trong ngữ cảnh đang đề cập nó có nghĩa là: “Nhận lấy, nhận về”. Nên có thể tổ hợp nó với các từ khác thành các tổ hợp từ hàm nghĩa cụ thể: thu tiền, thu thóc, thu thuế, thu phí… Tức là thu một khoản tiền/ vật phẩm nào đó, chứ không thể kết hợp với giá thành tổ hợp thu giá có nghĩa khá mơ hồ, trừu tượng. Trong tiếng Việt hiện đại cũng chỉ tồn tại tổ hợp từ (từ ghép) thu phí (收費) chứ không hề có từ thu giá.

Nhưng bất kể mọi sự khác biệt đã nêu, nguyên cớ nào khiến hai bộ lại nảy sinh nhu cầu phải thay đổi từ phí bằng từ giá? Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đang có hai đạo luật để quản lí Nhà nước về lĩnh vực giá cả và phí, lệ phí, đó là “Luật phí và Lệ phí” được thực thi từ năm 2017 và “Luật giá” có hiệu lực từ năm 2013.

Theo đó, hiểu một cách sơ lược nhất, phí (fee) là một khoản tiền cố định phải trả cho dịch vụ công, nhằm bù đắp một phần các chi phí đã bỏ ra; còn giá (price) lại bao gồm tất cả các loại chi phí, trong đó có phí và cả lợi nhuận.

Như vậy, mấu chốt ý đồ thay đổi từ phí sang giá của hai bộ là nhằm thu đủ không những các chi phí đã bỏ ra mà còn bao gồm cả lợi nhuận.

Đến đi sng

Hẳn nhiều người còn chưa quên trong chương trình ngữ văn lớp 10 có bài học “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” (Ngữ văn 10, tập 2, trang 65), nêu cụ thể yêu cầu đối với học sinh: Muốn sử dụng tiếng Việt đúng cần đạt 4 yêu cầu về tính chính xác trong việc sử dụng ngữ âm - chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.

Thứ nhất, về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung. Thứ hai, về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt. Thứ ba, về ngữ pháp, cần viết theo đúng quy tắc cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp... Thứ tư, về phong cách ngôn ngữ, ngoài cần nói và viết theo các chuẩn mực của nó, còn có thể sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, để cho lời nói, câu văn đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Trong lịch sử văn học nước nhà cũng từng có nhiều nhà văn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tuân... là các bậc thầy kiệt xuất về việc sử dụng, kết hợp, sáng tạo từ ngữ một cách mới mẻ, bất ngờ, độc đáo trong sáng tác của mình để diễn tả một nội hàm hoặc phong phú hơn, hoặc sắc bén, gây ấn tượng mạnh hơn. Dưới ngòi bút của họ, ngôn ngữ được lựa chọn, xếp đặt, kết hợp hết sức linh hoạt, táo bạo, có lúc dụng ý chệch chuẩn để lạ hóa ngôn từ, nhằm đạt những hiệu quả chữ nghĩa mới mẻ, xứng đáng được mọi thế hệ người Việt ngưỡng vọng và học tập.

Trở lại vấn đề đang bàn, thu giá là một sự sáng tạo trong hoạt động tổ hợp từ ngữ - vốn là hoạt động bình thường vẫn diễn ra trong giao tiếp ngôn ngữ, nhưng vì vi phạm nghiêm trọng hai yêu cầu 2 và 3 trong các yêu cầu về chuẩn mực sử dụng tiếng Việt, dùng từ không phù hợp, tổ hợp không đúng quy tắc tiếng Việt, nên đã dẫn đến hệ lụy là kết quả của sự sáng tạo tùy tiện đó bị phản đối mạnh mẽ như ta đã thấy, cũng không phải là điều khó hiểu.

Và vi hc sinh

Lâu nay chúng ta hay phản đối, chỉ trích cách sử dụng từ ngữ “tuổi teen”, “ngôn ngữ chat” chệch chuẩn, sáng tạo tùy hứng, tối nghĩa của một bộ phận học sinh trên mạng xã hội và trong giao tiếp. Tuy nhiên, đến lượt mình, đôi lúc chúng ta trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ ở một số lĩnh vực xã hội hãy còn thiếu sự cân nhắc, thận trọng cần thiết để phù hợp với các chuẩn mực, yêu cầu sử dụng tiếng Việt, mà chuyện dư luận ồn ào, ầm ĩ quanh hai từ “giá - phí” vừa rồi là một ví dụ minh họa đầy sức thuyết phục.

Chúng ta đều biết, mọi môi trường tiếp xúc đều quan trọng đối với việc giáo dục học sinh trong quá trình hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Việt, một công cụ thiết yếu hàng đầu để các em sử dụng trong giai đoạn học tập trong nhà trường hiện tại và trong suốt cuộc đời mình sau này. Cho nên, thiết nghĩ, không chỉ trong đời sống hằng ngày, mà cả trong quá trình soạn thảo, tạo lập các văn bản quy phạm, chúng ta đều cần phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, không tùy tiện sử dụng tiếng mẹ đẻ bất chấp mọi quy tắc, với mục đích không những nhằm tránh tạo nên hiệu ứng ngược mà còn để nêu gương tốt cho các em học sinh trong việc sử dụng từ ngữ - như những gì các em đã được học ở nhà trường.

Cuối cùng, thay lời kết cho những băn khoăn nêu trên, xin nhắc lại phần ghi nhớ cuối bài học trong sách Ngữ văn 10 đã dẫn: Khi nói và khi viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo, để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Đ Thành Dương