Thứ sáu, 13/1/2017, 09h15

Bạn trẻ có nên chọn ngành Công nghệ thông tin?

Là nền tảng căn bản trong định hướng xây dựng xã hội thông tin tại Việt Nam, Công nghệ thông tin chính là ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2025.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhân lực chỉ khoảng 8%/năm hiện nay, báo động thiếu nhân lực công nghệ thông tin đang trầm trọng hơn bao giờ hết. Đào tạo nhân lực ngành này hiện là vấn đề được cả doanh nghiệp và xã hội quan tâm hàng đầu.

Thiếu hụt trên 70.000 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm

Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin được coi là “ngành quyền lực” bậc nhất với hàng loạt ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, tại Việt Nam, bên cạnh yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nước ta còn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Theo số liệu từ Công ty Nghiên cứu Tư vấn Công nghệ thông tin Gartner (Hoa Kỳ), Việt Nam hiện thuộc top 10 nước đứng đầu châu Á - Thái Bình Dương về gia công và phát triển phần mềm; TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 7 và Hà Nội thứ 22 trong top 30 thành phố thu hút đầu tư nhiều nhất.

Nhu cầu nhân lực của ngành Công nghệ thông tin tại VN luôn trong tình trạng thiếu hụt

Đang có đà phát triển mạnh mẽ nhưng thách thức lớn nhất đối với công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay chính là vấn đề nhân lực. Theo báo cáo năm 2015 của website việc làm Vietnamworks, từ năm 2012, số đầu việc ngành Công nghệ thông tin tăng trung bình 47%/năm, trong khi nhân lực chỉ tăng khoảng 8%/năm. Với tốc độ này, công nghệ thông tin nước ta thiếu khoảng 78.000 nhân lực mỗi năm và dự đoán đến năm 2020 sẽ thiếu khoảng 500.000 nhân lực. “Khát” nhân lực trầm trọng nhất chính là những chuyên ngành mới và có tiềm năng phát triển lớn như điện toán đám mây, bảo mật và an ninh mạng, lập trình di động.

Cơ hội và thử thách cho kỹ sư Công nghệ thông tin

Đứng trước khó khăn về nhân sự, không có gì khó hiểu khi doanh nghiệp công nghệ thông tin chọn giải pháp “săn nhân tài” tại các trường đại học khi sinh viên còn chưa tốt nghiệp, với mức lương khởi điểm trung bình 7-10 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, các kỹ sư Công nghệ thông tin có khả năng sử dụng tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp tốt còn có cơ hội làm việc trong những doanh nghiệp nước ngoài với mức lương trung bình trên 500 USD/tháng.

Hẳn nhiên, để tìm được công việc phù hợp với mức lương lý tưởng, sinh viên ngành Công nghệ thông tin cần phải tích cực chuẩn bị những hành trang đáng giá. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khả năng tiếng Anh chính là yếu tố sống còn để bắt kịp xu thế Công nghệ thông tin thế giới thời hội nhập. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tác phong làm việc chuyên nghiệp,... cũng là những yêu cầu không thể thiếu nếu bạn mong muốn khẳng định bản thân trong môi trường doanh nghiệp quốc tế.

Kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu không thể thiếu khi theo học ngành Công nghệ thông tin

Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động, việc trau dồi kiến thức và kỹ năng cần bắt đầu ngay từ trong nhà trường. Tại khu vực phía Nam hiện nay, những trường đại học nổi bật trong đào tạo ngành Công nghệ thông tin có thể kể đến ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH),... Đây cũng là những địa chỉ được đánh giá là nguồn cung nhân lực chất lượng hàng đầu cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại khu vực và trên cả nước.

Chọn ngành Công nghệ thông tin, bạn sẽ học gì?

Công nghệ thông tin hiện đại bao gồm nhiều chuyên ngành như Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin,... song với bất kỳ chuyên ngành nào thì tính thực tiễn của chương trình đào tạo cũng là yếu tố cần quan tâm hàng đầu. Đơn cử như tại HUTECH, 03 chuyên ngành gồm Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông đều được xây dựng với phương châm đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp, tăng cường tối đa thời lượng thực hành. Điều này giúp sinh viên có kỹ năng chuyên môn vững chắc và có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp, tăng cường tối đa thời gian thực hành

HUTECH còn được biết đến với cơ sở vật chất khang trang và hệ thống phòng lab chuẩn quốc tế, đảm bảo cơ hội thực hành cho 100% sinh viên. Sinh viên còn được thực tập thực tế, tham gia hội thảo chuyên đề với đại diện các doanh nghiệp công nghệ thông tin uy tín để học hỏi kinh nghiệm và có được định hướng nghề nghiệp phù hợp. Thông tin về chương trình đào tạo và hoạt động dành cho ngành Công nghệ thông tin Nhà trường có thể tham khảo thêm tại www.hutech.edu.vn.

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin thường xuyên được tham gia các hội thảo về định hướng nghề nghiệp trong tương lai

Với định hướng “thực học, thực hành” thì “thất nghiệp” là từ khó xuất hiện với các kỹ sư Công nghệ thông tin. Tại HUTECH, theo thống kê, có hơn 95% sinh viên CNTT tìm được việc làm phù hợp ngay sau khi tốt nghiệp. Trong đó, nhiều sinh viên đang làm việc trong những doanh nghiệp CNTT hàng đầu như FPT Softwares, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Intel Products Việt Nam, Global Cybersoft Việt Nam,... với môi trường hiện đại và thu nhập hấp dẫn.

TDV