Thứ năm, 18/1/2018, 20h40

Bảo quản thực phẩm ngày xuân an toàn

Hin nay, nhu cu s dng t lnh đ bo qun thc phm ti các gia đình rt ph biến, nht là khi Tết đến là lúc nhu cu d tr thc phm “ăn Tết” tăng cao. Tuy nhiên, thói quen tn dng t lnh như cái kho thc phm là điu cn cân nhc.

Thc phm đưc bo qun trong các hp riêng đ đm bo đ tươi ngon cũng như hương v ca tng loi

Ht và thc phm tươi nên “tránh” t lnh

Hạt dưa: Hạt dưa, hạt hướng dương là những loại hạt không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Đây là loại hạt khô, nếu để trong tủ lạnh có thể khiến hạt bị ẩm, dễ bị mốc. Để đảm bảo độ giòn và thơm bùi vốn có, hạt dưa và hạt hướng dương cần được đựng trong bọc kín miệng hoặc hủ có nắp đậy kín. Trong trường hợp hạt bị ỉu, người sử dụng đừng vội bỏ đi, mà nên rang lại cho tới khi hạt khô rồi để nguội, sau đó hãy bảo quản đúng cách và sử dụng tiếp.

Dưa hấu: Trong dưa hấu có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá tự nhiên gồm lycopene và beta-carotene, rất có lợi cho sức khỏe, có thể ngăn ngừa ung thư hay chống tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nếu cho dưa hấu vào tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5 độ C, sẽ làm cho dưa mất đi các chất chống oxy hóa và dễ bị úng. Nhiệt độ bảo quản dưa hấu tốt nhất là khoảng 12 độ C, ở nhiệt độ này, người sử dụng có thể “để dành” ăn dần trong 15 đến 21 ngày. Riêng trường hợp dưa hấu đã cắt miếng, thì có thể bảo quản trong tủ lạnh bằng cách bao gói cẩn thận nhưng chỉ nên sử dụng trong ngày.

Thịt đông lạnh đã rã đông: Thực tế cho thấy không ít bà nội trợ có thói quen tích trữ thịt tươi trong ngăn đông lạnh theo kiểu tập trung. Khi muốn sử dụng, phải rã đông nguyên khối để lấy ra một ít chế biến món ăn, xong lại tiếp tục làm đông phần còn lại. Theo bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng lâm sàng), thực phẩm trữ đông trong tủ lạnh thường là thịt, cá, tôm và thức ăn có nguồn gốc động vật. Đây là nguồn thực phẩm giàu chất đạm nên rất dễ bị phân hủy, ôi thiu, nên cần sử dụng trong khoảng 3 ngày trở lại.

Thc phm chín trong t lnh ch t 1-2 ngày

So với các ngày trong năm, Tết là khoảng thời gian các gia đình thường dự trữ nhiều món ăn, các loại bánh chưng, bánh tét, giò chả đã được nấu chín để ăn dần. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Ngô Thị Hà Phương (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) hướng dẫn cách bảo quản các loại thực phẩm chín cụ thể như sau:

Bánh chưng, bánh tét: Đây là món ăn ngon truyền thống, giàu dinh dưỡng gồm glucid, protein, lipid. Các gia đình thường cho rằng bánh chưng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị lại gạo (cứng). Tuy nhiên, đối với những địa phương có thời tiết nóng lại rất cần bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh, để bánh không bị ôi thiu. Khi sử dụng nên ăn đến đâu cắt bánh đến đó và cần hấp lại trước khi ăn, phần còn lại phải được bao kín bằng màng bọc thực phẩm.

Các loại thịt bò, heo, gà: Đối với các loại thịt bò, gà, heo đã nấu chín nói chung, người sử dụng nên ăn trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Bò bít tết và thịt quay thì có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày. Riêng với hotdog và xúc xích chín đã mở gói có thể để trong tủ lạnh khoảng 1 tuần, nếu chưa mở gói thì để được 2 tuần. Với thịt muối cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 7 ngày.

Để dự trữ thực phẩm an toàn và giữ được giá trị dinh dưỡng ngày Tết, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp (Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM) lưu ý, người sử dụng cần bảo quản trong tủ lạnh theo một số nguyên tắc sau: Thực phẩm sống sau khi sơ chế, làm sạch, nên chia thành từng phần đủ dùng trong các lần ăn để vào các hộp hoặc dùng bao bảo quản thực phẩm và cất vào ngăn làm đông của tủ lạnh. Đối với các loại thực phẩm chế biến sẵn, người sử dụng cần bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Riêng đối với rau củ, cần được loại bỏ lá úa, sau đó cho vào bao nylon (loại dành cho bảo quản thực phẩm) và bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh. Trong trường hợp không có tủ lạnh, thực phẩm sau khi được nấu chín nên tránh để gần bếp lửa, tránh ánh nắng nhằm hạn chế tình trạng mất chất dinh dưỡng của món ăn. Trước mỗi bữa ăn, món ăn vẫn cần được đun lại nếu để trên 5 giờ ở nhiệt độ bình thường. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc bảo quản thực phẩm lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh ở 4 độ C hoặc thấp hơn được coi là an toàn, giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn thâm nhập gây ngộ độc thực phẩm.

Bài, nh: Vũ Phương