Thứ năm, 14/9/2017, 23h18

Bão số 10: Chỉ sau cấp thảm họa

Khong chiu ti 15-9, bão s 10 s đ b vào nưc ta. Ngh An, Hà Tĩnh, Qung Bình và Qung Tr là nhng vùng chu nh hưng trc tiếp. Thông tin này đưc ông Hoàng Đc Cưng - Giám đc Trung tâm D báo khí tưng thu văn Trung ương - cho biết ti cuc hp trc tuyến trin khai công tác ng phó vi bão s 10 do Phó Thng Trnh Đình Dũng ch trì din ra sáng 14-9.

Ngưi dân Qung Bình đang di chuyn tàu thuyn lên b tránh bão (nh chp sáng 14-9). Ảnh: V.Yên

Bão cp 11, có th git ti cp 15

Ông Cường cho biết thêm, cơ quan dự báo của Trung Quốc, Hong Kong cho rằng bão số 10 mạnh lên cấp 15, còn Hoa Kỳ cho rằng bão mạnh cấp 15 và giật cấp 17. Theo dự báo, bão số 10 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, hướng về bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình và có xu hướng mạnh lên. Khi tiệm cận bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình, bão cấp 11, có thể giật tới cấp 15. Cơn bão này sẽ gây ra lượng mưa rất lớn, từ Thanh Hóa - Quảng Ngãi có thể mưa đến 300mm. Dự báo từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, nước biển có thể dâng tới 1m, thậm chí tới 2-3m.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, bão số 10 đang hướng thẳng vào nước ta, hoàn lưu bão rộng tới trên 500km2. Đến chiều 13-9, cấp độ rủi ro thiên tai của cơn bão đã lên đến cấp 4 trong số 5 cấp độ, chỉ sau cấp thảm hoạ.

Tại cuộc họp, Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam - Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - thông tin, đến sáng 14-9, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã kêu gọi, kiểm đếm 69.547 tàu với 287.359 lao động. Qua đó thông báo vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để những người này thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong tọa độ nguy hiểm, có 4.679 tàu với 27.864 lao động. Hiện các phương tiện này đều đã nắm được thông tin và đang di chuyển đến nơi an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn 4 tàu với 38 người ở Ninh Bình và Thanh Hoá chưa liên lạc được, hiện đang tiếp tục kêu gọi.

“Chúng tôi đã chỉ đạo biên phòng các tỉnh dừng tất cả các hoạt động không cần thiết, tập trung cho phòng chống bão. Tiếp tục kêu gọi qua máy Icom, cần thiết sẽ bắn pháo sáng để ngư dân nhận biết. Tiếp tục kiểm tra việc chằng chống tàu thuyền ở khu vực cửa sông”, ông Nam cho biết.

Không ng phó kp, thit hi s rt ln

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, đây là cơn bão rất mạnh, nếu không ứng phó kịp thời, hiệu quả thì thiệt hại sẽ rất lớn.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải có phương án cụ thể, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với khu vực ven biển, nhất là các địa phương dự kiến bão sẽ đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, triển khai cấm biển, không để tàu thuyền còn hoạt động trong vùng nguy hiểm từ đêm 14-9. Cùng với đó, phải đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tại nơi tránh trú; đối với khu vực vùng tâm bão có khả năng đổ bộ có thể kéo tàu thuyền lên bờ hoặc di chuyển sâu vào đất liền để hạn chế thiệt hại; chủ động di dời, hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lồng bè nuôi trồng thủy sản.

“Khẩn trương rà soát, kiên quyết sơ tán triệt để người dân tại các khu vực nguy hiểm, tuyệt đối không để người dân ở lại trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, trên các tàu thuyền (kể cả ở nơi neo đậu) khi bão đổ bộ vào”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Các địa phương cần tiếp tục rà soát, chủ động triển khai các biện pháp gia cố cần thiết để bảo vệ các tuyến đê biển, đê cửa sông, đặc biệt là các khu vực xung yếu, công trình đang thi công. Những việc này phải hoàn thành trước khi bão ảnh hưởng đến ven biển vào trưa 15-9.

Trong đất liền, Phó Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng thu hoạch các diện tích lúa đã chín nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất; chằng chống nhà cửa, kho tàng, trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện; chặt tỉa, bảo vệ cây xanh để hạn chế thiệt hại, nhất là tại các đô thị.

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toàn; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết.

Nhóm PV