Thứ ba, 3/7/2018, 22h40

Bền bỉ tìm “vàng” cho sân khấu cải lương

Nhng năm qua, nhiu sân chơi tìm kiếm gương mt trin vng cho sân khu ci lương đã có s n lc đ kiên trì vi con đưng không ít chông gai này.

Thí sinh đang d thi vòng sơ tuyn “Chuông vàng vng c 2018” ti Cn Thơ. Ảnh: Thanh Hiệp

To dng “thương hiu”

Vừa qua, hơn 120 thí sinh của 13 tỉnh, thành khu vực Tây Nam bộ đã bắt đầu vòng sơ tuyển cuộc thi Chuông vàng vọng cổ 2018 tại Trung tâm Văn hóa TP.Cần Thơ. Vòng sơ tuyển tại Bình Dương, TP.HCM sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt tháng 7 này. Đông đảo thí sinh đăng ký dự thi cho thấy sức sống của chương trình. Đây là điều mà Ban tổ chức vui mừng vì đông đảo các bạn trẻ vẫn còn yêu thích bài vọng cổ và sân khấu cải lương. Cuộc thi 13 năm qua đã góp phần gìn giữ, nâng niu chuẩn mực của bài vọng cổ, đồng thời phát hiện ra những gương mặt mới, có giọng ca hay cho sân khấu cải lương cả nước.

Chuông vàng vọng cổ khởi động mùa đầu tiên năm 2006 với tên gọi “Ngôi sao vọng cổ truyền hình”. Kể từ đó đến nay, “chuông vàng” không chỉ bó hẹp trong không gian của Đài Truyền hình TP.HCM mà mở rộng đến khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Đây là một sân chơi mà các bạn trẻ yêu mến và có năng khiếu ca hát cải lương mong muốn được một lần thử sức.

Có thể nói, hiếm có một chương trình tìm kiếm giọng ca cải lương nào bền bỉ, trụ lâu trên sóng truyền hình và gần như trở thành một “thương hiệu” như Chuông vàng vọng cổ. Những “chuông vàng” khẳng định được tên tuổi của mình theo năm tháng. Chính sự nỗ lực của họ đã minh chứng ban tổ chức đã đặt niềm tin đúng chỗ. Ở vòng sơ tuyển năm nay, cùng với ông Trần Hiền Phương, Phó ban Văn nghệ Đài Truyền hình TP.HCM, Chuông vàng Võ Minh Lâm và Chuông bạc Hồ Ngọc Trinh của cuộc thi Chuông vàng vọng cổ vào năm 2006 ngồi ghế ban giám khảo. Nhiều gương mặt từng trưởng thành từ cuộc thi Chuông vàng vọng cổ đã cho thấy từ sân chơi này, những hạt mầm đã nở, đã cho trái ngọt.

Chuông vàng vọng cổ là sân chơi cho nhiều đối tượng yêu thích sân khấu cải lương. Ở Chuông vàng vọng cổ 2017, như dự đoán ban đầu của giới chuyên môn và số đông khán giả hâm mộ bài vọng cổ, thí sinh từng làm trong ngành tòa án với công việc nhân viên Phòng Tổ chức Tòa án tỉnh Kiên Giang là Nguyễn Văn Khởi đã đoạt giải Chuông vàng. Chuông vàng 2018 vẫn còn là một “nhân tố bí ẩn” tại thời điểm này. Ở một cuộc thi bình dị như thế đã thu hút từ nhân viên văn phòng đến người lao động bình dân…

N lc đưa ci lương đến gn khán gi

Để tạo dựng được “thương hiệu” đi vào lòng khán giả qua nhiều năm liền không thể không nhắc đến công sức của những người tâm huyết với nghệ thuật cải lương. Chương trình Bông lúa vàng của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM khai mạc vào đầu tháng 7 với format mới và chất lượng được nâng cao, hứa hẹn một mùa giải mới với nhiều cải tiến. Với mong muốn đem đến cho khán giả và thí sinh nhiều đổi mới, chương trình thay đổi format và nâng cao chất lượng cuộc thi, hứa hẹn một mùa giải mới với nhiều cải tiến như nâng cao giá trị giải thưởng, đổi mới cách đánh giá, mở rộng quy mô tuyển sinh tại khu vực miền Đông và Tây Nam bộ, đổi mới thành phần khách mời tham gia hội đồng ban giám khảo và ca diễn là những nghệ sĩ nổi tiếng.

Hội thi “Giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng” do Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM tổ chức từ năm 1993 đến nay đã góp phần không nhỏ nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị đặc sắc của loại hình đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ.  Đây cũng là nơi để các nghệ sĩ đờn cổ nhạc trao đổi, học tập kinh nghiệm để tiếp tục sáng tạo, nâng cao trình độ trong nghệ thuật biểu diễn và là điểm hẹn cho quý khán thính giả yêu mến sân khấu cải lương có dịp thưởng thức những bài ca hay và giao lưu trong mỗi buổi chiều thứ bảy hàng tuần. Cũng chính từ sân chơi này đã tạo điều kiện để các thí sinh có triển vọng ca hát thi diễn tài năng, qua đó phát hiện và bồi dưỡng những giọng ca mới cho làn sóng phát thanh và sân khấu cải lương.

“Khi đưc mi tôi vui lm, vì có s tín nhim ca ban t chc cuc thi Chuông vàng vng c dành cho mình. Tôi là thí sinh nh tui nht cuc thi đu tiên lúc đó mang tên “Ngôi sao vng c truyn hình” năm 2006. 13 năm qua là mt chng đưng dài đi vi tôi, hôm nay quay li làm giám kho, tôi đã n lc rèn luyn mình, tr thành din viên chuyên nghip, đưc công chúng yêu mến. Và tôi vui khi thy có đông thí sinh tr cũng như tôi, năm nay tham gia rt h hi, cho thy Chuông vàng vng c đã là mt thương hiu uy tín đi vi khán gi m điu sân khu ci lương” - ngh sĩ Võ Minh Lâm đã bc bch.

Trong xu hướng thị trường giải trí có phần “hỗn loạn” như hiện nay, sự quan tâm của khán giả đối với các chương trình cải lương giảm sút một cách báo động. Thế nên, những sân chơi cho người yêu cải lương không chỉ góp phần bảo tồn, duy trì và tôn vinh bài vọng cổ mà còn khuyến khích mạnh mẽ phong trào ca hát cải lương. Để có sức lan tỏa buộc hình thức cuộc thi cũng ngày càng thay đổi để thu hút sự quan tâm của người xem. Ngoài ra, nhiều sân chơi nhỏ lẻ khác cho người yêu cải lương ở các địa phương, các câu lạc bộ… cũng đã cho thấy cải lương vẫn có một sức sống trong lòng công chúng.

Trên thực tế, sau nhiều sân chơi cho người yêu cải lương, một số gương mặt triển vọng đã được phát hiện. Tuy nhiên, trước tình hình sân khấu cải lương khó khăn, có gương mặt chỉ xuất hiện một vài lần rồi mất hút, không tiếp tục trụ lại và tỏa sáng trên sân khấu cải lương. Những tài năng ấy vụt sáng rồi vụt tắt nhanh chóng là điều quá tiếc nuối trên hành trình chúng ta đang nỗ lực giữ gìn nghệ thuật cải lương.

Yên Hà