Thứ bảy, 10/3/2018, 22h30

Bệnh thủy đậu gia tăng ở trẻ

Theo BS Đ Châu Vit - Trưng khoa Nhim BV Nhi đng 2 TP.HCM, bnh thy đu đang có chiu hưng gia tăng, nht là tr em. Vì thế vic phòng nga và cha tr bnh kp thi là rt cn thiết.

Bnh thy đu đang có chiu hưng gia tăng  tr em

Trong số 110 ca mắc bệnh thủy đậu điều trị cả ngoại trú lẫn nội trú tại BV Nhi đồng 2 có 3 ca nặng phải được BS theo dõi thường xuyên.

Thy đu mc trên da

Nếu biến chứng nhẹ của bệnh thủy đậu là các mụn nước bị nhiễm trùng da thì những đứa trẻ bị biến chứng nặng là đã chuyển sang nhiễm trùng huyết do vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể trong một thời gian dài. Anh Tâm ở TP.Biên Hòa - cha của cháu V. 3 tuổi kể lại: “Trước Tết, tôi đưa cháu đi về quê ngoại chơi sau hơn một tuần thì cháu mắc bệnh thủy đậu. Ban đầu là triệu chứng nổi mụn nước ở sau lưng rồi đến mặt và sau đó là chân tay”. Theo anh Tâm, chỉ nhìn mấy nốt đầu là biết con gái đã lây bệnh thủy đậu từ đứa cháu bên ngoại nên cũng rất lo. Chỉ sau một ngày các nốt đỏ đã lan ra toàn thân. Nghe theo lời hàng xóm vợ anh đưa cháu ra tiệm thuốc đông y gần nhà chữa bệnh nhưng cũng không bớt. Đến lúc cháu sốt cao liên tục, bỏ ăn và các dịch nước từ trong chuyển sang màu đỏ đục 2 vợ chồng mới cháu vào BV Nhi đồng 2 theo lời khuyên của BS tại Đồng Nai. Tuy chưa xảy ra biến chứng nhưng cháu vẫn chưa về nhà được vì còn phải ở lại điều trị cho đúng phác đồ của BS. Rất may là hai ngày gần đây một số nốt rạ bắt đầu khô dần, bong vảy da vùng bọng nước thâm lại nên độ dày của mụn nước bắt đầu giảm.

Đó cũng là triệu chứng của cháu L. 10 tuổi nhà ở Chơn Thành, Bình Phước phải nhập viện sau Tết vì xuất hiện “trái rạ” đầy mặt. Đây chính là nỗi lo lắng đầu tiên của các bậc phụ huynh khi thấy con mắc bệnh thủy đậu mà dân gian gọi là trái rạ. Có lẽ vì thế mà anh Tâm cũng đã phải đi ra đồng tìm mấy gốc rạ về sắc nước cho con uống nhưng bệnh vẫn liên tục phát triển.

Theo báo cáo của Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2, tuy số lượng bệnh nhân lên đến con số hơn 100 nhưng hầu hết đều ở biến chứng nhẹ chưa đến mức độ viêm phổi, viêm não cấp, viêm não hậu nhiễm do nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tại chỗ. Cũng theo BS trưởng khoa, các ca nặng đều liên quan đến các bệnh lý khác như ung thư, u bướu, HIV nên cơ thể rất dễ nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm mặc dù thủy đậu là bệnh lành tính. Đây là những ca điều trị khó khăn và lâu dài hơn dù thuốc chữa thủy đậu tại BV lúc nào cũng đầy đủ sẵn sàng.

Lây vì… ch quan

Mặc dù biết đây là căn bệnh lây nhiễm nhưng nhiều cha mẹ vẫn chủ quan như cho tiếp xúc với những đứa trẻ khác, vẫn cho con đi học khi con đang nổi trái rạ, dùng đồ vệ sinh cá nhân chung mà không ngăn ngừa... Là căn bệnh do virus dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp nên đôi khi bệnh lây từ người lớn sang con trẻ. Một số phụ huynh lo sợ con bị trái rạ đã đi chích ngừa như các căn bệnh khác nhất là khi trẻ đang ở tuổi sơ sinh nên chủ quan cho rằng khó có thể “dính” bệnh. Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy vì theo BS Việt tần suất mắc bệnh có tỷ lệ cao từ 80 đến 90%. Chỉ có điều là đối với trẻ đã chích ngừa thì mức độ bệnh sẽ nhẹ hơn nên độ an toàn rất cao khó có thể bị biến chứng nhiễm trùng huyết như trẻ không tiêm phòng. Một quan niệm mang tính truyền thống của nhiều người là hễ trẻ bị thủy đậu thì phải kiêng nước kiêng gió. Đây là quan niệm chưa đúng vì nếu vệ sinh kém thì nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ bị thủy đậu chắc chắn sẽ cao hơn. Điều cần lưu ý là không tắm rửa nhiều cho trẻ khi bị thủy đậu mà phải lau chùi sạch cơ thể, không chà xát mạnh dễ làm vỡ các bọng nước gây “phản ứng dây chuyền” trái rạ trên bề mặt cơ thể trẻ. Nếu lỡ tay làm bọng nước nào bể thì phải vệ sinh kỹ càng và nhẹ nhàng hơn như dùng thuốc sát khuẩn. Nếu bị lở loét trong miệng thì cũng phải điều trị tận gốc. Không cần thiết phải quá kiêng cữ trong vệ sinh và cả ăn uống để trẻ có đủ chất dinh dưỡng và sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1), bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào các tháng đầu năm kéo dài cho đến giữa năm do biến đổi thời tiết và khí hậu đặc trưng. Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng hầu hết người lớn không mắc bệnh thủy đậu và nhất là đã chích ngừa nên rất chủ quan. Đây chính là cơ hội để căn bệnh trái rạ có “đất” bùng phát sinh sôi nảy nở thành dịch lan rộng rất nguy hiểm. Đặc biệt là đối với những người có sức đề kháng kém do hệ miễn dịch yếu thì phải chích ngừa và vệ sinh tốt vì việc chữa trị phải mất nhiều thời gian hơn, nguy cơ biến chứng nặng hơn do nhiễm trùng huyết. Được biết sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó có thể là vài chục năm sau khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh zona mà dân gian gọi là giời leo.

Bài, nh: Hương Thy