Thứ ba, 24/4/2018, 21h21

Bệnh uốn ván bỗng tăng đột biến

Thi gian gn đây, hu như ngày nào ti Khoa Cp cu, Hi sc tích cc và Chng đc ngưi ln (Bnh vin Nhit đi TP.HCM) cũng tiếp nhn bnh nhân mc un ván trong tình trng nng, tính mng nguy kch.

Hu hết các bnh nhân mc un ván  Bnh vin Nhit đi TP.HCM đu trong tình trng phi th máy

Tăng đt biến 1,5 ln so vi trưc

Tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc người lớn (Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM), đã hơn một tháng nay, chị Phạm Thị Tú Uyên (35 tuổi, ngụ ở Vĩnh Long) vẫn chưa hết lo lắng vì người cha 59 tuổi vẫn trong tình trạng thở máy, nằm bất động trên giường bệnh, vùng lưng đã hình thành nhiều vết loét. Chị Uyên cho hay, không biết trong hoàn cảnh nào, ông bị một vết thương nhỏ ở chân, về nhà do chủ quan nên đã không đi tiêm phòng uốn ván. Mấy ngày sau, bỗng nhiên ông bị cứng hàm không thể nói chuyện được, rồi lên cơn sốt và bắt đầu gồng người, lên cơn co giật. Gia đình đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương, ngay sau đó ông được chuyển đến một bệnh viện ở Cần Thơ, các BS chẩn đoán ông bị nhiễm trùng uốn ván rồi tức tốc chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM. Trên đường đi bệnh tình ông trở nên nguy kịch, co giật liên tục, hôn mê, ngưng tim ngưng thở, may mắn thay ông được cấp cứu và thở máy kịp thời, tính mạng đã được giữ lại.

Nằm ở giường bệnh gần đó, ông Nguyễn Văn Chùm (63 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) cũng đang “chiến đấu” với “tử thần” trong tình trạng hôn mê, co giật, hiện đang được các BS tích cực hỗ trợ thở máy, dùng thuốc kháng sinh liều cao, thuốc chống co giật… Bà Trần Thị Hạnh (61 tuổi, vợ ông Chùm) thất thần kể lại, trong một lần làm vườn ông Chùm bất cẩn giẫm phải chiếc đinh, mặc dù có mặc ủng bảo hộ nhưng vết thương vẫn bị chảy máu. Vì chủ quan nên ông chỉ rửa qua vết thương, vài ngày sau, vết thương có sưng mủ. Chưa đầy 2 tuần sau, ông đột ngột phát bệnh, cứng đơ hàm, không thể nói chuyện được, lên cơn co giật… Đôi mắt bà Hạnh ngấn nước: “Thấy vết thương của ổng sung mủ, tôi cũng chủ quan. Nếu tôi kịp thời khuyên ông đi chích ngừa uốn ván thì giờ đây đâu đến nỗi tính mạng nguy kịch…”.

Cùng với hai thân nhân của chị Uyên và bà Hạnh, các BS tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc người lớn hiện đang giành giật sự sống cho rất nhiều người bệnh khác trong tình trạng tương tự.

Theo BS Dương Bích Thủy - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống độc người lớn (Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM) thông tin, mỗi năm, đơn vị này tiếp nhận từ 250 đến 300 trường hợp bị bệnh uốn ván. Tuy nhiên, vài tháng gần đây, số lượng bệnh uốn ván bỗng nhiên tăng đột biến, gấp 1,5 lần so với trước. Đặc biệt số lượng bệnh nhân chủ yếu là người già có sức khỏe yếu hoặc những người đã có nhiều bệnh nền, sức đề kháng bị giảm sút. Hiện nay, tại đơn vị đang điều trị tích cực cho 27 bệnh nhân uốn ván, tất cả đều ở tình trạng nặng phải thở máy.

Nhiu biến chng nguy him

BS Thủy cho biết, thời kỳ ủ bệnh uốn ván khoảng 4 đến 21 ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ tử vong do suy hô hấp, hoặc rối loạn thần kinh thực vật và ngưng tim.

Theo BS Thủy, là căn bệnh nguy hiểm, nhiều năm qua nhiều chương trình tiêm chủng mở rộng đã làm tốt vai trò truyền thông cũng như phòng chống uốn ván trong cộng đồng. Tuy nhiên thời gian gần đây, bệnh bỗng nhiên tái tăng một cách đột biến. Nguyên nhân do người dân còn lơ là, chưa chủ động tiêm vắc-xin ngừa uốn ván, đến khi để xảy ra chấn thương mới tiêm ngừa là hoàn toàn bị động. “Nhiều người vẫn có thái độ chủ quan với bệnh này, khi vết thương có mủ máu hôi vẫn tự chăm sóc tại nhà, tệ hơn là tự điều trị bằng đắp các loại thuốc lá theo lời đồn đại. Ngoài ra, các trạm y tế ban đầu chưa xử trí vết thương hiệu quả cho người bệnh, nhất là vùng sâu vùng xa. Chưa tư vấn, giải thích cho người bị thương nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc Trung tâm Y tế dự phòng địa phương để kịp thời chích ngừa” - BS Thủy nhận định.

“Hin nay phương tin chn đoán và điu tr bnh un ván rt ph quát, có th điu tr ti tuyến dưi. Mi ca điu tr bnh un ván phi kéo dài ít nht t 2 đến 4 tun, nhng ca nng phi nm vin vài tháng, tn kém chi phí lên ti trên 100 triu đng, trong khi tiêm nga sau khi b thương ch tn vài trăm ngàn đng. Do vy, vic chích nga hoc điu tr kp thi va ch đng phòng bnh, hn chế nhng biến chng nguy him, va không tn chi phí điu tr” - BS Thy khuyến cáo.

Theo các BS chuyên khoa, triệu chứng khởi phát của bệnh là cứng hàm, khó ăn, khó nuốt, đặc biệt rất dễ lẫn lộn với các bệnh khác như răng khôn mọc lệch, bệnh viêm khớp hàm… Vì vậy nếu không được chẩn đoán thì sẽ có những cơn gồng giật, khó thở, co thắt đường thở dẫn đến ngưng thở ngưng tim, vô cùng nguy hiểm. Do đó, khuyến cáo người dân nên chủ động chích ngừa uốn ván. Khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa kịp thời.

Bài, nh: Thy Dương