Chủ nhật, 17/12/2017, 01h05

Bệnh viện thông minh: Người dân yên tâm hơn!

Ch cn mt thao tác qut th đơn gin, thi gian ch đi ca ngưi bnh gim còn 1/3 so vi trưc; bng đin thoi di đng, ngưi bnh có th truy cp bnh án đin t; ngưi bnh cũng có th giám sát các cơ s khám cha bnh... Đây là nhng tin li mà các bnh vin (BV) thông minh đem đến cho ngưi bnh. Hin TP.HCM đang thí đim xây dng BV thông minh ti các BV Q.1, Q.2 và Q.12.

H thng xét nghim t đng ti BV Q.1. Ảnh. T.Thương

Không th tiếp tc kê toa bng... viết tay

BS CKI Nguyễn Thành Tâm - Giám đốc BV Q.1 - cho biết: Từ lâu hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng CNTT vào lĩnh vực khám chữa bệnh. Nhờ vậy, họ đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Vì vậy, tại Việt Nam, bác sĩ không thể tiếp tục kê đơn, làm bệnh án… bằng viết tay. Ngay như BV Q.1, mỗi ngày tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân, nếu cứ viết tay như vậy thì bác sĩ làm gì còn thời gian chăm sóc cho bệnh nhân. Vì vậy, từ nhiều năm nay BV đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào khám chữa bệnh. Theo đó, BV đã đầu tư xây dựng phần mềm khám chữa bệnh điện tử, phần mềm báo số tự động, giám định BHYT, trang bị hệ thống chụp chiếu xét nghiệm hiện đại...

Hay như tại BV Q.2, theo BS CKII Trần Văn Khanh - GĐ BV - thì, từ năm 2008 BV đã ứng dụng CNTT vào quản lý, khám chữa bệnh. Đến nay phần mềm bệnh án điện tử vận hành rất tốt. Năm 2016, BV thí điểm thẻ BHYT điện tử đối với những trường hợp là người cao tuổi, thương, bệnh binh. Theo đó mọi thông tin của người bệnh đều được lưu trữ và thường xuyên cập nhật. Người bệnh khi đến BV chỉ cần quẹt thẻ là có thể nhanh chóng được thăm khám...

“Họ là những người có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, việc sử dụng thẻ BHYT điện tử giúp giảm thời gian kiểm tra thông tin của nhân viên y tế, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Sau hơn 1 năm thí điểm, mô hình nhận được phản hồi rất tốt từ bệnh nhân. Hiện tại, BV cũng ứng dụng phần mềm cấp cứu ngoại viện (xe cấp cứu được gắn camera hành trình và hệ thống định vị). Việc nhân viên ở BV có thể quan sát xác định tọa độ và hướng dẫn tài xế chọn những đoạn đường tránh kẹt xe, nhằm đưa người bệnh đến BV trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu rủi ro tử vong trên đường…”, BS Khanh cho biết thêm.

Hết phi vt vã khi đi khám bnh

Mỗi khi có bệnh, người dân TP.HCM ớn nhất là phải vào BV. Bởi thời gian bác sĩ thăm khám thì chẳng bao nhiêu nhưng thời gian chờ đợi tới lượt khám, lấy thuốc mất tới 4-5 tiếng đồng hồ, thậm chí cả ngày. Tuy nhiên, với mô hình BV thông minh, tình cảnh này đã giảm hẳn...

Chúng tôi có mặt tại BV Q.2 vào sáng 12-12. Lúc này khoảng 9 giờ, bà Nguyễn Thị Sắc (SN 1942) cùng chồng là ông Nguyễn Văn Thử (SN 1948) - ngụ KP1, P.Cát Lái, Q.2, TP.HCM đã hoàn tất những chỉ định khám sức khỏe định kỳ với mã số ưu tiên. Bà Sắc cho biết: “Tôi có mã số ưu tiên dành cho người có công với cách mạng, còn ông xã là người cao tuổi. Vợ chồng tôi mỗi tháng phải khám định kỳ 1 lần, chưa kể tái khám đột xuất. Trước đây mỗi lần tới BV khám là mất cả ngày từ chờ thủ tục đến chờ khám, có khi phải về rồi hôm sau lên lấy kết quả. Hơn một năm nay, việc đi khám trở nên nhẹ nhàng, thoải mái vì không còn phải chờ đợi lâu. Chỉ tới quẹt thẻ là được xếp vào phòng khám ngay”.

Trong khi ngồi chờ em trai tái khám, anh Lê Văn Tuấn (34 tuổi) - P.An Phú, Q.2 - kể lại: “Em trai tôi bị tai nạn giao thông cách đây 3 tháng. Lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều nên đường Nguyễn Thị Định (Q.2) bị tắc một đoạn dài. Cùng em ngồi trên xe cấp cứu mà tôi nóng cả ruột gan, chỉ sợ em không tới BV kịp thì khó qua khỏi. Ngay lúc đó, trên xe cấp cứu các bác sĩ của BV Q.2 đã tiến hành sơ cấp cứu cho em tôi; còn tài xế thì được một bác sĩ ở BV chỉ định qua loa là cho xe rẽ vào một con hẻm nhỏ để băng sang đường khác không bị kẹt xe. Nhờ vậy, chỉ chừng hơn 10 phút sau em tôi đã được đưa vào phòng cấp cứu và giữ được tính mạng. Tôi mong muốn những tiện ích này sẽ được ứng dụng tại nhiều BV để người bệnh bớt khổ hơn”.

Thương Thương