Thứ bảy, 3/3/2018, 21h10

“Bí kíp” đạt học bổng ngay lần đầu

Thành công s đến vi nhng ai có kế hoch c th đ tng bưc chinh phc nó. Đây chính là trưng hp ca bn Nguyn Xuân Hng Ngc, ng viên đã xut sc giành đưc hc bng danh giá nht ca Chính ph New Zealand năm 2017 ngay ln đu np h sơ. Hng Ngc đã chia s vi Giáo dc TP.HCM “bí kíp”đ giành đưc hc bng này ngay ln đu.

Hng Ngc đã xut sc giành hc bng toàn phn NZAS ngay t ln đu tiên ng tuyn

Dù chỉ mới ứng tuyển một học bổng duy nhất là New Zealand ASEAN Scholarship Award (NZAS), nhưng tôi đã mất gần 8 năm để lên kế hoạch và chinh phục mục tiêu này. Dưới đây là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ thực tế bản thân và từ nhiều anh chị đi trước.

Lên kế hoch càng sm càng tt

Ngay từ đầu tôi đã “nhăm nhe” học bổng NZAS mà không phải của quốc gia nào khác vì New Zealand không những có chất lượng giáo dục hàng đầu mà nơi đây còn để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Đặc biệt khi dự các buổi hội thảo du học của họ. Những món quà nho nhỏ rất mộc mạc từ các buổi hội thảo ấy đã tạo cho tôi một chút cảm giác thân thuộc, an tâm và tình yêu vào xứ sở của loài chim Kiwi này.

Nguyn Xuân Hng Ngc tt nghip th khoa Trưng ĐH Ngân hàng TP.HCM năm 2013 vi GPA 8.8. Tng nhn hc bng đc bit ca Thng đc Ngân hàng Nhà nưc Vit Nam năm 2011. Bn hin đang hc Master of Analytics ti ĐH Công ngh Auckland (New Zealand).

Sau khi đã xác định sẽ theo đuổi đến cùng học bổng NZAS, tiếp theo tôi lên kế hoạch thật chi tiết những việc phải làm để đáp ứng được yêu cầu của học bổng như: cố gắng học tốt để có điểm GPA cao, tích lũy kinh nghiệm làm việc, trau dồi tiếng Anh... Tôi xác định rất rõ, chỉ khi có sự chuẩn bị càng sớm thì cơ hội trúng tuyển mới càng cao.

Một yêu cầu đặc biệt của học bổng NZAS đó là ứng viên phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc. Vì vậy để chắc chắn, sau khi ra trường, tôi đã dành ra 4 năm để đi làm tích lũy kinh nghiệm sau đó mới apply học bổng. Tuy nhiên, đối với các sinh viên còn chưa tốt nghiệp ĐH muốn xin học bổng NZAS không cần quá lo lắng về tiêu chí này vì các bạn hoàn toàn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc thông qua các công việc làm thêm từ khi còn là sinh viên. Thực tế trong 27 sinh viên nhận học bổng cùng tôi năm 2017, có một trường hợp được nhận học bổng ngay khi vừa tốt nghiệp ĐH.

K chuyn trung thc

Một tiêu chí đánh giá quan trọng của học bổng NZAS đó là sự trung thực của ứng viên. Trường hợp ở vòng hồ sơ bạn kể những câu chuyện không đúng với trải nghiệm của chính bạn thì khi bước vào vòng phỏng vấn, dưới sự nhạy bén của các giám khảo, bạn sẽ dễ dàng bị phát hiện. Như vậy, để nắm chắc cơ hội trong tầm tay, bạn tuyệt đối chỉ nên kể những câu chuyện bạn đã từng trải qua. Hơn thế nữa bạn phải biết cách kể một câu chuyện thống nhất từ đầu đến cuối. Nghĩa là bạn chỉ nên chọn những chi tiết đắt giá để làm rõ được mục tiêu của bạn rằng: “Tại sao bạn lại chọn học ngành này, trường này? Mục đích du học của bạn có tác động gì đến cộng đồng nơi bạn đang sinh sống?...”.

Các sinh viên tài năng nhn hc bng NZAS 2017

Bản thân tôi thì lo lắng nhất là vòng phỏng vấn, vì thường khi quá hào hứng, tôi sẽ nói rất nhiều, dễ xa rời trọng tâm. Vì vậy, trước ngày phỏng vấn, tôi dành một khoảng thời gian dài để viết ra câu trả lời của những câu hỏi có thể giám khảo sẽ thử thách mình, rồi tập tự trả lời câu hỏi một mình và thu âm lại bằng điện thoại. Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi cắm tai phone nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn ghi âm đó. Cách này nghe có vẻ hơi “điên” nhưng thật sự nó đã giúp tôi luôn làm chủ được bản thân và có một buổi phỏng vấn rất thành công.

M rng networking

Mỗi học bổng đều có một tiêu chí tuyển chọn riêng. Học bổng NZAS cũng vậy. Nhiều bạn trượt học bổng này không hẳn vì không giỏi, mà vì mục tiêu của bạn chưa phù hợp với tiêu chí học bổng. Do đó, để những gì bạn chuẩn bị gặt hái được kết quả, bạn cần làm quen với càng nhiều anh chị có kinh nghiệm càng tốt, đặc biệt là những người đã từng apply học bổng NZAS, vì họ sẽ là người hiểu rõ nhất về tiêu chí học bổng.

Để mở rộng networking, tôi đã tìm kiếm và tham dự tất cả những hội thảo du học New Zealand, tham gia vào các diễn đàn sinh viên du học New Zealand và làm quen với rất nhiều người. Nhờ vậy mà tôi đã gặp được chị mentor (người hướng dẫn) của mình, người đã giúp tôi chỉnh sửa bài luận và cho tôi những lời khuyên hữu ích để giành được học bổng năm nay. Chị cũng chính là sinh viên từng nhận học bổng NZAS những năm trước vì vậy có rất nhiều kinh nghiệm. Tôi nghĩ thành công của mình một phần lớn là nhờ có sự giúp đỡ của các anh chị mà tôi đã gặp, trong đó có chị mentor.

New Zealand ASEAN Scholars Awards là chương trình học bổng toàn phần (bao gồm toàn bộ học phí và chi phí đi lại, ăn ở, bảo hiểm) của Chính phủ New Zealand dành cho sinh viên các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Học bổng tập trung vào các khóa học sau ĐH thuộc lĩnh vực là thế mạnh của New Zealand và cũng là lĩnh vực được ưu tiên của ASEAN, như: Nông nghiệp, quản lý rủi ro thiên tai, năng lượng tái tạo, quản lý khối Nhà nước và phát triển khối tư nhân. Hằng năm, trung bình có khoảng 30 sinh viên Việt Nam nhận được suất học bổng danh giá này. Năm nay, Đại sứ quán New Zealand nhận hồ sơ ứng tuyển học bổng cho năm 2019 từ nay đến hết ngày 14-3.

Thông tin chi tiết về học bổng xem tại https://www.mfat.govt.nz/en/aid-and-development/scholarships/ hoặc email cho nzembassy.hanoi@mft.net.nz...

Để giành được một suất học bổng, mỗi người sẽ có một bí quyết riêng. Đối với tôi, việc chuẩn bị một kế hoạch chu đáo và nỗ lực hết sức để thực hiện tới cùng là yếu tố quan trọng nhất. Hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ giúp các bạn thêm tự tin trên hành trình thực hiện ước mơ du học tại xứ sở Kiwi nhé!

Nguyn Xuân Hng Ngc