Thứ ba, 19/6/2018, 20h58

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân: Các sở, ngành cần xem báo chí là bạn

Ngày 19-6, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo TP.HCM phối hợp tổ chức tọa đàm “Báo chí - xuất bản sáng tạo, đồng hành cùng TP, vì cả nước” trong việc thực hiện thành công Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Bí thư Thành y Nguyn Thin Nhân: “Các s, ngành cn xem báo chí, xut bn là ngưi bn đng hành”

Chủ trì buổi tọa đàm có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; bà Thân Thị Thư - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM...

Thiếu xut bn phm cho thiếu nhi

Là ý kiến của bà Quách Thu Nguyệt - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sách TP.HCM tại buổi tọa đàm.

Bà Nguyệt cho rằng, đầu tư cho giáo dục ngoài việc học chính quy từ trường, lớp, thì sách là người thầy cung cấp kiến thức, định hình nhân cách, giúp trẻ trưởng thành, trở thành công dân có ích cho đất nước. Hiện trẻ dưới 15 tuổi chiếm 25,2%, được xem là nhóm đối tượng nhiều tiềm năng trong chiến lược phát triển đầu tư nguồn nhân lực quốc gia, cộng đồng cần tập trung đầu tư “dưỡng”, “dục” để trẻ phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, nhìn lại thị trường xuất bản phẩm thiếu nhi ở Việt Nam cho thấy việc đầu tư sách cho thiếu nhi vẫn chưa xứng tầm. Tỷ trọng, sản lượng sách dành cho đối tượng này còn thấp so với nhu cầu xã hội. Nhiều ý kiến các đơn vị làm sách cho rằng sách ngoại gần như lấn át sách nội vì khó khai thác bản thảo sách thiếu nhi Việt.

Báo cáo của Cục Xuất bản năm 2017, xuất bản phẩm dưới dạng sách in là 30.851 cuốn với 312.510.500 bản in, nhưng sách thiếu nhi chỉ chiếm tỷ trọng 16,6% số tựa sách và tổng sản lượng toàn ngành. Có 15 NXB sản xuất đề tài sách dành cho thiếu nhi, song tập trung làm nhiều nhất chỉ khoảng 4 đến 5 NXB.

Trước thực trạng này, bà Nguyệt đề xuất cần có “giải thưởng sách thiếu nhi” hàng năm dành cho các sách thiếu nhi được viết bằng ngôn ngữ Việt. Mục đích nhằm tạo cảm hứng, kích thích người viết sách, NXB để thiếu nhi có nhiều sách đọc hơn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc NXB Trẻ kiến nghị, Thành ủy, UBND TP cần kiến nghị với Chính phủ cho các NXB được giữ lại phần lợi nhuận còn lại để tái đầu tư các chương trình sách phục vụ thanh thiếu nhi TP. Và TP cũng cần sớm ban hành, thảo luận chiến lược xuất bản sách thiếu nhi cả nội dung lẫn hình thức.

“Hiện nay các nhà văn ngại viết sách thiếu nhi. Bên cạnh đó, sách thiếu nhi đang in theo chuẩn của người lớn, thiếu sự phù hợp. Với hơn 95 triệu dân nhưng người viết sách thiếu nhi ít, trẻ nhỏ có kiến thức nhưng không có tâm hồn thì đây là bi kịch”, ông Nhựt nhấn mạnh.

Báo chí phê phán phi thay bng báo chí gii pháp

TP.HCM đang có 38 cơ quan báo chí, gồm 16 báo, 20 tạp chí, 1 đài phát thanh và 1 đài truyền hình. Ngoài ra, có 142 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác trú đóng trên địa bàn. Và lực lượng báo chí TP được đánh giá mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng lớn không chỉ ở địa phương mà còn trên phạm vi cả nước.

Ông Dương Anh Đức - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM - cho biết: “Công tác thông tin, tuyên truyền của báo chí - xuất bản đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, nhất trí, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng, hành động trong toàn Đảng bộ, nhân dân TP.HCM. Các cơ quan báo chí đã, đang và sẽ là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển, triển khai thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của TP, nhất là triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Nghị quyết số 54 của Quốc hội”.

Một khía cạnh khác được nhiều ý kiến kiến nghị, các cơ quan báo chí tại TP.HCM cần có những đặc thù so với cả nước để tương thích với sự phát triển của TP.

Ông Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ - kiến nghị: “Trong quản lý báo chí, Trung ương nên cho phép có những cơ quan chủ quản báo chí cấp sở hoặc có nhiều hơn một tờ báo trực thuộc một cơ quan chủ quản. Và cơ chế cũng cần được hỗ trợ để các cơ quan báo chí phát triển kinh tế, đảm bảo đủ nguồn lực phát triển, thích ứng với xu hướng báo chí mới, đảm bảo thu nhập cá nhân cho những người làm báo”.

Về vấn đề này, ông Dương Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP.HCM - cũng kiến nghị: “Phải có cơ chế nâng cao vai trò tự chủ, đặc biệt tự chủ trong đầu tư nói chung mới giúp báo chí tại TP.HCM phát triển. Trong đó có đầu tư, xây dựng hạ tầng, hệ thống truyền dẫn phát sóng, phát hành sản phẩm truyền hình và báo chí”.

Trước vai trò của lực lượng báo chí, xuất bản TP đã vào cuộc hiệu quả cho việc tuyên truyền Nghị quyết số 54 của Quốc hội, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao về vai trò này. Trong bối cảnh hiện nay, báo chí ngày càng có ảnh hưởng, tác động to lớn, nhanh nhạy tới nhận thức, tình cảm và thái độ của nhân dân; tới tâm trạng, dư luận xã hội trong và ngoài nước và tới tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, hình ảnh, uy tín của đất nước, của TP. Do đó, trách nhiệm của người làm báo cũng nặng nề hơn.

Về phía lãnh đạo TP, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, sẽ cùng với các ngành, các cấp tạo mọi điều kiện để báo chí, xuất bản thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi, an toàn nhất. Đồng chí đề nghị: “Các sở, ngành cần xem báo chí, xuất bản là người bạn đồng hành, phối hợp, chủ động trong việc cung cấp thông tin, đặc biệt là những vấn đề nóng, thời sự cùng với các kiến nghị chính đáng của người dân”.

Nguyn Trinh