Thứ năm, 20/7/2017, 23h15

Biến rác thải thành điện năng: Giải quyết nhu cầu bức thiết về môi trường

Ngày 19-7, Bí thư Thành y Nguyn Thin Nhân đã đi kho sát đ án thc nghim “Xây dng nhà máy đin - rác Gò Cát” ti Q.Bình Tân.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khảo sát đề án biến rác thành đin. Ảnh: Q.H

Tại đây, ông Huỳnh Minh Nhựt - Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị (MTĐT) TP - cho biết: Bãi rác Gò Cát đã đóng cửa từ năm 2007 với tổng lượng rác đang chôn lấp 5,3 triệu tấn. Năm 2001, với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan, nhà máy điện rác Gò Cát đã được xây dựng. Đến năm 2005 thì hòa lưới điện quốc gia. Nhà máy thực hiện thu khí mê tan từ bãi rác Gò Cát để phát điện. Từ kết quả đạt được, đầu năm 2017, Công ty MTĐT TP phối hợp cùng Công ty TNHH Thủy lực - Máy (HMC) đề xuất với UBND TP thực hiện đề án thực nghiệm “Xây dựng nhà máy điện -  rác Gò Cát” nhằm chuyển hóa chất thải rắn công nghiệp thành năng lượng xanh (điện rác) tại khu xử lý chất thải rắn Gò Cát.

Khác với dự án điện rác đang có tại bãi rác Gò Cát, sử dụng hoàn toàn công nghệ của Hà Lan, đề án thực nghiệm nhà máy điện rác của hai công ty sử dụng hoàn toàn công nghệ của Việt Nam.

Theo đó từ tháng 2-2017, đề án được triển khai; ngày 30-3, vận hành đầu tiên; Ngày 22-4 đã hòa lưới điện quốc gia.

Ông Nguyễn Gia Long - Giám đốc HMC - nhấn mạnh: “Từ khi bắt đầu thực nghiệm đến nay, nhà máy đã xử lý ép viên 500 tấn rác công nghiệp không độc hại làm nhiên liệu và chuyển hóa 35 tấn rác thành 7 MW điện hòa vào lưới điện quốc gia. Bản chất của công nghệ điện rác là chuyển hóa các vật chất từ dạng rắn sang dạng khí bằng phương pháp nhiệt hóa trong điều kiện thiếu ôxy, không đốt nên không có nước thải, không mùi hôi và không khói bụi, đảm bảo hoàn toàn các vấn đề về môi trường”.

Phát biểu tại đây, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “TP ủng hộ đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm tạo điều kiện để HMC tổ chức sản xuất thí điểm công nghệ mới lần đầu tiên ở trong nước và cũng là trên thế giới biến rác thành năng lượng mà không có những chất thải ra môi trường. TP khi nhận việc này, mong muốn thử nghiệm mô hình có thể giải quyết nhu cầu bức thiết của TP, tạo điều kiện để các nhà sáng chế phát triển”. 

Đồng thời cho rằng, mặc dù công nghệ này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra nhiều lần với hơn 10 sáng chế về xác nhận tính khoa học nhưng để sản xuất hàng loạt cần phải qua thực tiễn từ tổ chức sản xuất là rất quan trọng. Vì vậy, HMC cần tính toán hiệu quả kinh tế biến rác thành điện, tính bền vững của dự án, mô hình vận hành dự án; phải đo phát thải khí, cũng như mùi; trên công nghệ nền phải chuẩn hóa cho các loại rác thải công nghiệp đặc thù; đảm bảo an toàn khu vực bể chứa khí thoát. Mặt khác, để tạo niềm tin cho người dân về vấn đề môi trường xung quanh khu vực đặt nhà máy, công ty nên phối hợp với các sở, ngành TP và chính quyền địa phương cho người dân vào tham quan quy trình sản xuất của nhà máy.

Quang Huy