Thứ bảy, 17/3/2018, 22h26

Bộ GD-ĐT bỏ sàn chung: Trường ĐH có ngưỡng xét tuyển riêng

Chính thc t năm nay, B GD-ĐT b đim sàn trong k xét tuyn ĐH; các trưng ĐH cho biết s có ngưng đm bo cht lưng đu vào riêng, d kiến không thp hơn mc đim sàn năm trưc.

Thí sinh np h sơ đăng ký d thi năm trưc. Ảnh: T.Trân

Năm nay, nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, TC thì căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Còn các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

Không thp hơn ngưng sàn năm trưc

TS. Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM - cho hay, để đảm bảo chất lượng đầu vào, trường vẫn giữ điểm sàn xét tuyển riêng như năm trước. Năm 2017, điểm sàn của trường ở 3 mức: 17; 18 và 20 tùy từng nhóm ngành.

Ông Lý cho rằng, việc bỏ quy định điểm sàn không dẫn đến tăng quy mô chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường ĐH năm nay. Vì chỉ tiêu đã được xác định trước dựa trên năng lực đào tạo, thông tin rõ trong đề án tuyển sinh. Trường nào tự hạ sàn chạy theo số lượng sẽ làm mất uy tín.

Theo ThS. Phạm Thái Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, tuy năm nay Bộ GD-ĐT không quy định ngưỡng điểm sàn nhưng các trường ĐH vẫn phải có điều kiện đảm bảo chất lượng. Và ngưỡng đảm bảo này cũng sẽ gần với mức điểm trúng tuyển hàng năm.

“Thời điểm trước khi Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn thì khá khó để các trường tự xác định ngưỡng sàn riêng. Nhưng các năm vừa qua, kinh nghiệm sử dụng điểm thi THPT quốc gia để xét tuyển ở các trường ĐH đã nhiều hơn nên các trường cũng không quá lo lắng trong việc tự định ra mức điểm sàn riêng. Tuy nhiên, không chắc chắn có xảy ra việc các trường… “vơ vét” thí sinh không nên thí sinh cần tìm hiểu, xem xét kỹ thông tin trước khi đăng ký. Điểm sàn cũng là kênh để đánh giá thương hiệu các trường trước người học”, ông Sơn nói.

Riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, năm nay điểm sàn chắc chắn sẽ không thấp hơn mức hàng năm do Bộ GD-ĐT công bố, một số ngành sẽ cao hơn. Với các ngành chuẩn quốc tế đã công bố, điểm xét tuyển phải đạt từ 18 trở lên cho ba môn.

Ở khối ngoài công lập, ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - chia sẻ, Bộ GD-ĐT không áp dụng điểm sàn nhưng năm nay trường sẽ đưa ra mức điểm sàn xét tuyển riêng, ít nhất là theo mức điểm của năm 2017 để đảm bảo chất lượng đầu vào. Những năm gần đây, điểm đầu vào của trường đều tăng, đúng như định hướng nâng cao chất lượng của trường...

Trưng CĐ thêm lo…

“Năm nay bỏ điểm sàn ĐH, trước đó, điểm sàn CĐ cũng đã chính thức không còn. Đối với phương thức xét học bạ phổ thông, năm nay, nhiều trường ĐH có thể chung ngưỡng xét tuyển với CĐ, chỉ yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT. Sức ép, cạnh tranh đối với các trường CĐ vì vậy sẽ rất lớn”, TS. Trần Mạnh Thành - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt - đánh giá.

Theo ông Thành, khi không còn điểm sàn chung, nếu có những trường ĐH không quy định nghiêm túc ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, việc vào ĐH sẽ trở nên dễ dàng và việc học ĐH cũng sẽ không còn quý nữa.

Ông Nguyễn Duy Tiến - Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM - chia sẻ, khi bỏ sàn ĐH, nếu các trường ĐH quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp sẽ ảnh hưởng đến nguồn tuyển của các trường CĐ. Chưa kể trường hợp, nếu nhiều trường ĐH tiếp tục thông báo ngưỡng điểm xét tuyển thấp hơn quá nhiều so với mức điểm trúng tuyển thực tế như năm trước, nhiều thí sinh sẽ đổ xô vào ĐH, trường CĐ lại khó khăn hơn. Bởi thông thường hằng năm, thí sinh phải sau khi kết thúc đợt xét nguyện vọng 1 lẫn đợt xét bổ sung lần 1 mới bắt đầu chú ý đến CĐ. Vì vậy, ĐH và CĐ nên được phân khúc bằng mức sàn khác nhau, tránh việc vào ĐH quá dễ dàng trong khi cơ cấu nhân lực lại cần rất nhiều ở các bậc học khác nữa.

Thc Trân