Thứ năm, 7/9/2017, 21h45

Cam kết có việc làm tại trường nghề: Đừng nói suông

Hin có không ít cơ s giáo dc ngh nghip vô tư cam kết vi ngưi hc và gia đình “100% ra trưng có vic làm”, tuy nhiên thc tế không phi vy.

Học sinh, sinh viên tham gia kỳ thi giỏi nghề lần 9 năm 2017 do Thành đoàn TP.HCM t chc

Gii pháp thu hút ngưi hc

“Trường nghề phải gắn kết mật thiết với doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng để cùng thực hiện cam kết có việc làm ngay sau khi ra trường cho người học. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong tuyển sinh của hệ giáo dục nghề nghiệp”, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) khẳng định như vậy. Bà Hằng phân tích thêm: “Học TC-CĐ nghề để rút ngắn thời gian, sớm có việc làm để giải quyết điều kiện kinh tế gia đình mà ra trường không có việc làm thì ai mà đăng ký học”.

Trong khi đó, đại diện bộ phận tuyển sinh của Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng cho rằng, thành phần quan trọng có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh là doanh nghiệp cùng những đơn vị đang hoạt động trên các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề đào tạo của trường. Nhà trường cần quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp để hỗ trợ công tác tuyển sinh, tham gia xây dựng chương trình, giáo trình và đánh giá kết quả học tập của người học. Đặc biệt là sẵn sàng tiếp nhận người học vào đơn vị làm việc. Làm được điều này thì uy tín và thương hiệu của nhà trường ngày càng được nâng lên, từ đó góp phần tích cực trong việc tuyển sinh hằng năm.

Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương) đánh giá cao các giải pháp hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho người học. Theo đó, những năm gần đây nhà trường đảm bảo 80% học viên sau ba tháng tốt nghiệp đều có việc làm đúng chuyên ngành và đây cũng chính là mục tiêu chất lượng của nhà trường.

“Qua công tác tuyển sinh, chúng tôi nhận thấy người học cũng như các gia đình cho con em đi học TC-CĐ nghề là nhờ thực tế tìm hiểu người học trước ra trường tìm việc như thế nào, đồng lương ra sao…rồi mới đăng ký. Rõ ràng người học  đăng ký phần vì đam mê và phần không thể không đề cập đến đó là yếu tố việc làm”, ThS. Quách Xuân Phong (Trưởng khoa dược Trường TC Bách khoa Sài Gòn) nói. Còn ThS. Nguyễn Văn Nhật (Trưởng phòng Đào tạo - Tuyển sinh Trường TC Y dược Vạn Hạnh) quả quyết, muốn có người học trước hết chúng ta phải chứng minh cho họ thấy cơ hội việc làm. Đó là hình ảnh người thật, việc thật mà nhà trường phải tạo điều kiện để người học tiếp xúc, trao đổi thực tế.

“Mun có ngưi hc trưc hết chúng ta phi chng minh cho h thy cơ hi vic làm. Đó là hình nh ngưi tht, vic tht mà nhà trưng phi to điu kin đ ngưi hc tiếp xúc, trao đi thc tế”, ThS. Nguyn Văn Nht (Trưng phòng Đào to - Tuyn sinh Trưng TC Y dưc Vn Hnh) nói.

ThS. Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho biết nhà trường nỗ lực kết nối, mời doanh nghiệp tham gia đào tạo, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Ngay từ đầu, nhà trường đã cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm.

Đng nói suông…

Bức tranh thị trường lao động những năm gần đây cho thấy, một số ngành nghề được dự báo là khan hiếm lao động sẽ sớm bão hòa, người học ra trường lại lao đao tìm việc. Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Thủ Đức) cho rằng cam kết có việc làm là một trong những giải pháp chủ lực trong công tác tuyển sinh của hệ giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, cam kết 100% người học ra trường đều có việc làm là không đơn giản, đòi hỏi nhà trường phải làm tốt dự báo, nắm bắt nhu cầu thị trường lao động và xu hướng ngành nghề trong tương lai.

Tương tự, TS. Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC Nhân Đạo) nhìn nhận: “Xã hội đang thừa thầy thiếu thợ mà ra trường không được làm thợ thì có ai học nghề? Để giữ đúng cam kết đảm bảo có việc làm cho người học khi ra trường thì phía sử dụng lao động cũng được tham gia xây dựng chương trình, nội dung đào tạo từ lý thuyết đến thực hành mới đảm bảo được chất lượng đầu ra. Hiện có không ít trường vô tư cam kết đảm bảo có việc làm nhưng người học một số ngành nghề ra trường thất nghiệp ngày càng tăng”.

TS. Cao Văn Sâm (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn tự chủ thì phải có người học. Giải pháp để có người học bên cạnh mở ngành nghề mới thì cũng phải tập trung đầu tư vào các chuyên ngành hẹp, các ngách của nghề. Đặc biệt là tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các ngành nghề đảm bảo có việc làm 100%; ký kết ghi nhớ hợp tác giữa đào tạo và tuyển dụng để kéo học sinh đến với giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, ông Sâm cũng lưu ý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không cam kết suông mà hãy nhìn vào thực lực của mình, tập trung kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người học, người sử dụng lao động để đào tạo thực chất hơn.

T.Anh