Thứ bảy, 19/8/2017, 21h49

Cần Thơ: Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN

Ngày 18-8, UBND Cn Thơ đã t chc ta đàm “Cng đng kinh tế ASEAN - cơ hi mang li cho ngưi dân và doanh nghip Vit Nam”.

Tại đây, ông Trịnh Minh Mạnh - Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao - cho biết: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tạo ra một thị trường duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất; trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; phát triển đồng đều và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Từ đó doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN) sẽ có môi trường kinh doanh rộng lớn và thuận lợi hơn; có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng, có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tăng qui mô, năng suất và giảm chi phí sản xuất. Đối với người dân, được thụ hưởng nhiều lợi ích như có nhiều lựa chọn về hàng hoá và dịch vụ với giá cả thấp, chất lượng cao; nhiều cơ hội tìm việc làm tại các nước ASEAN khác...

Bên cạnh việc mở ra cơ hội hợp tác, các DN cũng  phải cạnh trạnh quyết liệt, thậm chí ngay tại thị trường VN. Một số DN với năng lực cạnh tranh thấp sẽ khó có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng có giá trị cao và lợi nhuận tốt. Ông Nguyễn  Quan Phúc - Trưởng phòng quản lý Xuất nhập khẩu TP.HCM - nêu thực trạng: Hiện nay hàng hoá của các nước ASEAN chiếm lĩnh rất nhiều ở thị trường VN và được đông đảo người dân ưa chuộng. Tại miền Tây và nhiều nơi khác, các DN Thái Lan đã nắm được những phân khúc, những thị phần quan trọng. Trong khi đó hàng của VN chủ yếu đổ về các vùng nông thôn theo phương thức “Người Việt dùng hàng Việt”, một số sản phẩm khác chỉ có thể giới thiệu ở Lào, Camphuchia...

Ông Trần Hữu Hiệp - Uỷ viên chuyên trách BCĐ Tây Nam Bộ - lo lắng: Thách thức lớn nhất của AEC đối với ĐBSCL là sức ép cạnh tranh từ hàng hoá. Vì cơ cấu sản phẩm ở cả 10 nước ASEAN tương đối giống nhau (sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có thế mạnh thuỷ sản, lúa gạo và ô tô). Việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các DN, nhất là DN có sức cạnh tranh yếu và các ngành vốn được bảo hộ từ trước. Ngoài ra, lâu nay DN dịch vụ như y tế, GD, logistics, thị trường bán buôn, bán lẻ của VN được che chắn bởi các rào cản, điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ và các tập đoàn nước ngoài vào VN. Hiện nay các lĩnh vực trên bị đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn. Chất lượng nguồn lao động của VN thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực... “Tháo gỡ những hạn chế, bất cập trên cần một giải pháp đồng bộ từ chủ trương chính sách đến GD-ĐT... Theo tôi, trong kế hoạch phát triển cần lấy TP.HCM và Cần Thơ làm 2 mốc để đầu tư và thực hiện những giải pháp, làm đầu tàu cho sự phát triển chung của phía nam và ĐBSCL. Hiện TP.HCM đang phấn đấu trở lại vị trí “Hòn ngọc Viễn Đông” thì Cần Thơ phải đạt các tiêu chí “Thành phố công nghiệp” - phát triển các ngành công nghiệp chủ lực gắn với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển DN vừa và nhỏ tạo lập cộng đồng DN đủ sức cạnh tranh trong sân chơi lớn AEC”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND Cần Thơ - cho rằng: “Khi DN VN thành công, người dân cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên trong sân chơi hội nhập nói chung, AEC nói riêng, thời gian qua, chúng ta đã đẩy cho các DN quá nhiều việc - họ phải tự bươn chải, tự tìm hiểu các điều, khoản, các qui chuẩn kinh doanh quốc tế. Do vậy, ngoài việc tạo ra môi trường kinh doanh tốt, chúng ta phải giúp các DN VN tiếp cận những thông tin, chuẩn mực kinh doanh, đầu tư cho thương hiệu; tạo sản phẩm giá trị và khác biệt. Cần nhớ rằng, lao động giá rẻ không còn là lợi thế của VN trong hội nhập. Bên cạnh đó, các DN cũng không nên ỷ lại vào chính quyền. Không chuẩn bị kỹ, không có tâm thế chủ động, không nắm bắt thông tin chắc chắn các bạn sẽ khó tồn tại trong sân chơi AEC”.

Đan Phưng