Thứ năm, 14/6/2018, 21h08

Cẩn trọng khi tự điều trị cúm tại nhà

Va qua TP.HCM đã có mt trưng hp t vong do t điu tr cúm A/H1N1 sau 5 ngày t điu tr ti nhà. Vì triu chng ca cúm A/H1N1 rt ging vi các biu hin cúm mùa thông thưng, nên các chuyên gia khuyến cáo bnh nhân khi có các du hiu cúm tuyt đi không nên t điu tr ti nhà, mà cn đi thăm khám ti các cơ s y tế đ đưc phát hin và điu tr kp thi.

Khi có các du hiu cúm, bnh nhân tuyt đi không nên t điu tr ti nhà, mà cn đi thăm khám ti các cơ s y tế đ đưc phát hin và điu tr kp thi

Khó phân bit cúm A/H1N1 vi cúm thông thưng

Trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 tử vong sau 5 ngày điều trị tại nhà là nữ bệnh nhân tên H., 26 tuổi (ngụ phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), có thể trạng béo phì. Ngày 30-5, H. được cấp cứu tại Bệnh viện quận Thủ Đức trong tình trạng suy hô hấp nặng. Đến chiều cùng ngày, chị được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP và tử vong sau đó. Kết quả xét nghiệm xác định H. nhiễm cúm A/H1N1. Sau đó, Bệnh viện Thủ Đức cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam tên H.Đ.H (48 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận), hành nghề lái xe, có tiền sử bệnh đái tháo đường, bị nhiễm cúm A/H1N1 trong tình trạng nguy kịch. Vào ngày 5-6, bệnh nhân này tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng.

 PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) lưu ý, chủng cúm A/H1N1 được coi là cúm đại dịch, nhưng nay được xếp vào nhóm cúm mùa thông thường (giống như các chủng virus cúm B, cúm A/H3N2). Bệnh xảy ra trên toàn cầu với tỉ lệ ước tính 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em. Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi năm có khoảng 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc các loại virus cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Tuy nhiên, xét về mức độ thì virus cúm A/H1N1 nguy hiểm hơn cả. Vì theo dịch tễ học, các chủng cúm mùa (cúm B và cúm A/H3N2) chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, trong khi cúm A/H1N1 lại có thể tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo:

1.Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

2.Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

3.Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.

4.Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

5.Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.

6.Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

7.Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Theo khuyến cáo của PGS.TS Nguyễn Trần Hiển (Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng sẽ rất khó phân biệt giữa cúm A/H1N1 và các loại cúm mùa thông thường vì đều có chung các triệu chứng như đau đầu, sốt cao (trên 38 độ), đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Riêng ở trẻ em có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy). Do đó, A/H1N1 chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm dịch mũi họng tại các cơ sở y tế.

Tiêm vaccine và các bin pháp d phòng cn thiết

Theo bác sĩ Lê Hồng Nga (Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM), cúm A/H1N1 là bệnh truyền nhiễm do virus H1N1 gây nên. Virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu trong môi trường tự nhiên, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại virus này đặc biệt sống được 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống lâu khoảng 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virus phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng. Điều đáng lo là bệnh cúm A/H1N1 có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh trong cộng đồng vì lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi bàn tay tiếp xúc với một số đồ vật, bề mặt bị dính chất dịch có chứa virus sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng… Những nơi dễ lây lan cúm A/H1N1 cần lưu ý là nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất, nhà trọ…

Để phòng ngừa bệnh cúm, bác sĩ Nga khuyến cáo người dân nên chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng nước và xà phòng (tốt nhất nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác); giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng; tăng cường sức khỏe bằng vận động và nghỉ ngơi hợp lý; bổ sung rau củ và vitamin C trong chế độ ăn uống. Đặc biệt, tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa cũng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh cúm.

Vũ Phương