Thứ bảy, 16/6/2018, 22h29

Cảnh giác với chiêu lừa “chạy việc”

T đu năm đến nay, cơ quan chc năng đã phát hin và x lý mt s v la tin chy vic có quy mô ln. Chiêu trò này xem ra không có gì mi nhưng vn có nhng trưng hp sp by do c tin. Trong đó có nhiu trưng hp la đo c trăm ngưi, chiếm đot hàng t đng.

Nên theo dõi thông báo tuyn dng t các doanh nghip đ có kế hoch ng tuyn đúng năng lc đ tránh mt tin oan trong cái by ca “cò chy vic”

Tin thì mt, vic thì không

Vừa qua, Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố ông Phan Thế Hòa (45 tuổi, ngụ quận Tân Phú) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả điều tra cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, cơ quan chức năng TP.HCM đã tiếp nhận hàng chục đơn tố cáo ông Hòa có hành vi lừa đảo vì đã chiếm đoạt tiền nhưng không xin được việc làm trong Sân bay Tân Sơn Nhất cho nhiều người như lời đã hứa. Cụ thể, vào tháng 9-2014, Công an TP.HCM tiếp nhận trường hợp đầu tiên là đơn tố cáo của ông N.Q.S, đại diện cho 13 người đã bị ông Hòa chiếm đoạt tổng cộng 144.500USD. Tiếp đó, vào tháng 2-2016, thông qua một người quen, ông Hòa tự giới thiệu là có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo Sân bay Tân Sơn Nhất nên ông N.T.D (ngụ quận Tân Phú) tin tưởng đưa hồ sơ và 460 triệu đồng để nhờ ông Hòa xin vào làm an ninh ở sân bay. Tuy nhiên, ông Hòa đã không xin được việc và cũng không chịu trả tiền cho ông D. nên người này làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng. Trong năm 2017, Công an TP.HCM tiếp tục nhận thêm 10 đơn tố cáo ông Hòa của các bị hại cũng với lý do tương tự.

Tương tự, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng giữa tháng 4-2018, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam Nguyễn Thị Oanh (SN 1988, ngụ TP.Hà Tĩnh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo đơn tố cáo của ông Lê Hữu Yên (trú tại phường Văn Yên, TP.Hà Tĩnh), từ tháng 8-2016 đến nay, Oanh đã chiếm đoạt của gia đình ông 888 triệu đồng. Qua quá trình điều tra, lực lượng công an xác định, Oanh tự nhận có quen biết với một số doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh nên “cam kết” xin việc cho người thân của ông Yên và 19 người khác vào làm việc ở sân bay, nhưng thực tế Oanh không xin được việc cho ai và đã chiếm đoạt tổng cộng trên 5 tỷ đồng.

Mc pht cao nht lên đến 15 năm

Theo khuyến cáo ca lut sư Hu: “Ngưi dân cn tnh táo trưc các chiêu la chy vic đ chiếm đot tài sn ca mt s đi tưng “đc nưc béo cò”. Vì theo quy đnh hin hành, khi có kế hoch tuyn dng, các cơ quan, doanh nghip s thông báo công khai thông tin tuyn dng trên các phương tin thông tin đi chúng. Do đó, khi có nhu cu v vic làm thì nên liên h trc tiếp vi các đơn v tuyn dng đ có thông tin chính xác nht. Qua đó nhm tránh tình trng tin thì mt mà vic vn không xin đưc”

Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, mặc dù từ đầu năm đến nay chưa có con số thống kê chính thức về số vụ lừa đảo chạy việc, nhưng qua những phi vụ đã bị lực lượng chức năng phát hiện cho thấy, “chạy việc” vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các đối tượng lừa đảo hoạt động. Điều đáng nói không chỉ có các đối tượng mạo nhận, mà nhiều trường hợp là do những người đang công tác tại các cơ quan thực hiện, hoặc cấu kết với các đối tượng bên ngoài để lừa đảo bằng cách giả mạo các quyết định tuyển dụng. Mặc dù chiêu trò lừa đảo dưới hình thức lừa tiền chạy việc không còn mới, đồng thời cơ quan chức năng cũng đã có nhiều cảnh báo về hành vi này, nhưng thực tế vẫn xuất hiện thêm nhiều trường hợp ở cả thành thị và nông thôn bị sập bẫy do mất cảnh giác.

Lý giải về tình trạng này, PGS.TS Trương Văn Vỹ (chuyên gia xã hội học tội phạm) cho rằng, tình trạng thất nghiệp hiện nay ở nước ta là một trong những nguyên nhân kéo dài vấn nạn chạy việc ở các địa phương. Ông Vỹ lưu ý, với con số hơn 200 ngàn cử nhân thất nghiệp hiện nay (trong đó có cả thạc sĩ) thì nhu cầu tìm việc làm là rất cao. Trong số đó, không thể không kể đến những trường hợp muốn xin việc vào ngành công an, sân bay, công chức Nhà nước… vì nghĩ sẽ có lợi ích hơn cho bản thân sau này nên đã cố dùng tiền để chạy việc, dù không có chuyên môn phù hợp. Nắm bắt được tâm lý và “động cơ không trong sáng” này ngay từ đầu, nên các đối tượng đã lợi dụng để lừa đảo trục lợi.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam) cho biết, căn cứ vào Bộ luật Hình sự hiện hành thì hành vi nhận tiền chạy việc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mức phạt thấp nhất đối với hành vi này là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; mức phạt cao nhất là phạt tù từ 7 năm cho đến 15 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc những công việc nhất định từ 1 năm cho đến 5 năm. Ngoài ra, đối tượng này còn bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (tùy theo mức độ vi phạm).

Bích Vân.