Thứ bảy, 19/5/2018, 20h00

Chất lượng tư vấn du học... bị thả nổi

Nhiu trung tâm (TT) tư vn du hc (TVDH) hot đng chui, cht lưng TV chưa cao, chy theo li nhun... dn đến tình trng HS-SV chn ngành, chn trưng không phù hp, thm chí mt tin nhưng cũng không đưc đi DH. Thông tin này đưc đưa ra ti Hi tho TVDH trưc đi mi căn bn, toàn din GD Vit Nam, do Trưng Cán b Qun lý Giáo dc (CBQLGD) TP.HCM t chc va qua.

Đông đo HS-SV TP.HCM tham gia ngày tư vn du hc đưc t chc ti TP.HCM. Ảnh: N.Tr

Tư vn bt chp vì tin

Thống kê chưa đầy đủ tại TP.HCM có khoảng 1.000 TT, Hà Nội có khoảng 300 TT TVDH. Những TT này bán sản phẩm cho khách hàng theo chu trình khép kín từ A đến Z như: TV, tuyển sinh, đào tạo, xin visa, dịch vụ hỗ trợ người DH cũng như khi về nước làm việc. Tuy nhiên, chất lượng của nhiều TT đang bị thả nổi.

ThS. Lý Thị Xuân Hồng - Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp - cho rằng, nhiều TT đang chạy theo lợi nhuận và hoạt động thiếu trách nhiệm. Phần lớn chỉ hướng đến mục đích làm sao tuyển cho được đối tượng và “xuất khẩu” thật nhiều HS-SV đi nước ngoài học; không quan tâm đến việc chọn trường, khóa học liệu có phù hợp với khả năng, điều kiện học tập của HS-SV hay không.

Thông thường phí dịch vụ TV HS-SV phải trả cho TT là khoảng 1.500 USD nhưng không ít trường hợp mất tiền mà không được đi DH.

TS. Phan Minh Phụng - Phó Hiệu trưởng Trường CBQLGD TP - cho biết: “Có nhiều HS-SV không đủ điều kiện DH, không chứng minh được tài chính nhưng qua lời đề nghị chứng minh tài chính giả của TT, nhiều em đã đồng ý làm. Hậu quả các trường hợp này không thể đi DH, nhưng tiền trả cho dịch vụ TV lên đến hàng ngàn USD trước đó cũng không thể lấy lại được”.

Theo ông Phụng, hoạt động của nhiều TT TVDH có các biểu hiện vi phạm pháp luật như không đăng ký cấp phép với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; có TT được cấp phép nhưng trong quá trình hoạt động đã quảng cáo không đúng, TV không trung thực, sai lệch ngành nghề đào tạo của các trường nước ngoài. Hoặc sau khi đưa HS-SV đi DH, TT không thực hiện đúng cam kết như trong hợp đồng về hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi, giải quyết các vướng mắc, rủi ro mà người DH gặp phải. Không thực hiện giữ liên lạc giữa nhà trường với HS-SV để thông báo kết quả học tập cho gia đình. Xét về năng lực, người đứng đầu nhiều TT không đủ tiêu chuẩn, trình độ theo quy định, nhân viên TV chưa được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ...

Hậu quả của tình trạng này đã ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hợp tác, trao đổi GD giữa Việt Nam với các nước. Riêng người DH bị ảnh hưởng đến kết quả học tập, kinh tế, thời gian. Như ý kiến của bà Xuân Hồng, hoạt động sai mục đích của TT khiến nhiều HS-SV chọn ngành học không phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp dẫn đến thất nghiệp sau khi về nước. Vì những kiến thức họ được đào tạo không gắn kết với thị trường Việt Nam.

ThS. Đoàn Thị Thùy Trang - Giám đốc Công ty A.N.T - chia sẻ, nhiều người DH thiếu động cơ học tập, không theo kịp bài học hoặc thiếu kỹ năng ngôn ngữ, khó hòa nhập văn hóa bản xứ chỉ vì chọn sai ngành, sai trường. Kết quả phải bỏ học giữa chừng để chọn lại ngành khác phù hợp, gây tốn kém thời gian, tiền bạc. Thậm chí, có những HS-SV DH đã không hoàn thành khóa học, không gia hạn được visa vì kết hợp học với làm thêm kiếm tiền để trang trải chi phí học tập.

Quy đnh v dch v tư vn chưa toàn din

DH đang trở thành sự lựa chọn của nhiều HS-SV để được trải nghiệm môi trường học tập tiên tiến, hiện đại và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt.

Việt Nam nằm trong top 10 nước có số lượng HS-SV DH đông nhất thế giới. Mỗi năm có hàng ngàn HS-SV DH dưới hình thức tự túc hoặc thông qua học bổng và đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động TV còn nhiều bất cập do có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng phải có sự tăng cường quản lý của Nhà nước để dịch vụ TVDH hoạt động đúng hướng, đúng pháp luật.

ThS. Phạm Thị Tuyết Minh - Trường CBQLGD TP - cho rằng, hiện nay quy định về dịch vụ TV chưa toàn diện, chưa rõ ràng. Chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động quản lý dịch vụ và chưa có quy định kiểm tra, giám sát, chế tài chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả hoạt động TV, hiệu lực quản lý Nhà nước.

“Chúng ta phải chú trọng các yêu cầu trong xây dựng hệ thống văn bản pháp luật cho hoạt động TV như tính đồng bộ, toàn diện, đầy đủ, cụ thể từng nội dung. Phải có cơ chế rõ ràng trong quy trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước về TV ở từng địa phương. Sau mỗi năm, cần tổng kết, đánh giá hoạt động TV nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thống nhất trong quản lý”, bà Tuyết Minh kiến nghị.

TS. Nguyễn Ngọc Chung - Trường CBQLGD TP - cũng thông tin: “Qua các văn bản quy định về quản lý cho thấy chưa có sự chỉ đạo phối hợp quản lý chặt chẽ giữa các ban ngành. Chưa có chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở GD-ĐT với các sở, ngành liên quan. Để tăng cường công tác quản lý mang tính chất liên ngành, Nhà nước phải sớm rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hoạt động TV; đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng về quản lý, nghiệp vụ TV, tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm”.

TS. Phạm Quang Huy - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp - kiến nghị, cần có sự tiếp cận thực tế, gặp gỡ trao đổi giữa lãnh đạo các sở, ngành hữu quan với các trường ĐH, đối tác nơi HS-SV tham gia DH. Đặc biệt Nhà nước nên có chính sách, giải pháp thu hút, sử dụng hiệu quả người DH sau khi trở về.

Nguyn Trinh