Thứ năm, 17/8/2017, 21h49

Chạy theo trào lưu: Đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên

Có th nói, chưa khi nào nhu cu phu thut thm m li cao như hin nay. Nhu cu càng tăng, ri ro cũng không kém.

Khách hàng “chnh trang” li nhan sc ti mt cơ s làm đp trên đưng Trưng Sơn (Q.10)

“Ngưi thương, k chê”

Liên tiếp những vụ việc liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ trong thời gian gần đây đã cho thấy nhu cầu làm đẹp là chính đáng. Tuy nhiên, đẹp phải đi đôi với an toàn. Xu hướng “đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên” đã thôi thúc không ít người tìm đến các thẩm mỹ viện để thực hiện ước mơ thay đổi nhan sắc của mình. Mới đây, câu chuyện về Đức Phúc - Quán quân cuộc thi The Voice 2015 đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đức Phúc có năng khiếu về âm nhạc. Tuy nhiên, ngoại hình là một trong những rào cản để Đức Phúc có thể tiến xa hơn trong làng giải trí bởi rất ít người nhận thấy điều này mà đa số mọi người chỉ chú ý vào ngoại hình của Đức Phúc. Sự lột xác hoàn toàn của Đức Phúc sau khi phẫu thuật thẩm mỹ đã càng thêm thôi thúc những người nuôi ước mơ “vịt hóa thiên nga” nhờ vào dao kéo.

Nếu như trước đây, những người hoạt động nghệ thuật luôn giữ kín việc phẫu thuật thẩm mỹ để giữ hình ảnh trước công chúng thì hiện tại, nhu cầu làm đẹp đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Nhiều nghệ sĩ trong showbiz Việt thậm chí còn công khai toàn bộ quá trình “đập mặt xây lại” của mình mà không một chút ngần ngại. Sau cuộc ly hôn ồn ào với Lâm Vinh Hải trong giới showbiz, Lý Phương Châu cũng công khai việc mình tìm đến thẩm mỹ viện để sửa mũi, tiêm môi. Nhiều bộ ảnh xinh đẹp của Lý Phương Châu được tung lên các trang mạng xã hội ngay sau đó đã cho thấy cô tự tin hơn, tìm lại được chính bản thân mình sau những chuỗi ngày đau khổ đầy nước mắt khi bị phụ bạc. “Người thương, kẻ chê” là điều không thể tránh khỏi nhưng bản thân của những người sau khi phẫu thuật, họ thấy mình khác lạ hơn. Trên mạng xã hội, nhiều người không phải là “sao” cũng không ngần ngại khoe hành trình “đập mặt xây lại” đầy gian khổ nhưng giúp họ tự tin, lạc quan. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng thì những tai biến do phẫu thuật thẩm mỹ cũng nhiều hơn, thậm chí là gây biến chứng nặng, tử vong. Tâm lý “may nhờ, rủi chịu” là tình cảnh “dở khóc, dở cười” khi khách hàng tìm đến các địa chỉ làm đẹp.

Vì đâu nên ni?

Có cung thì ắt có cầu, hàng loạt thẩm mỹ viện, cơ sở làm đẹp mọc lên nhan nhản khắp nơi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là trên địa bàn TP.HCM và các TP lớn. Tìm đến một thẩm mỹ viện trong con hẻm trên đường 3-2 (Q.10), chúng tôi được nhân viên tư vấn hứa hẹn kết quả phẫu thuật và “bảo hành trọn đời” khi nâng mũi với giá 8 triệu đồng. Cơ sở cũng cam kết loại hình này đã được cấp phép và hoạt động hợp pháp, uy tín, chất lượng. Trên các website, trang cá nhân facebook của các cơ sở làm đẹp thường xuyên đăng những thông tin khuyến mãi, những clip ghi hình các “quý bà, quý ông” đến làm đẹp nhằm thu hút khách hàng. Hầu hết, những địa chỉ làm đẹp đều có những chiêu trò quảng cáo như “rót mật” vào tai và vô vàn lời có cánh “vịt hóa thiên nga” nên đã đánh trúng tâm lý của không ít phụ nữ và cả nam giới. Thực tế cũng đã cho thấy, địa chỉ thẩm mỹ viện, cơ sở làm đẹp mà các khách hàng thường tìm đến là những cơ sở tư nhân.

Gần đây, tại TP.HCM đã có 2 ca tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ được phát hiện. Trước đó, thông qua việc thanh kiểm tra các cơ sở này đều không phát hiện ra sai phạm cho đến khi có tai biến. Vụ thai phụ 22 tuổi tử vong do phẫu thuật nâng ngực được thực hiện bởi một bác sĩ ở bệnh viện răng hàm mặt có phòng khám giải phẫu thẩm mỹ riêng, nhận bệnh từ phòng khám và đưa sang Bệnh viện Vạn Hạnh ở Q.10 để mổ. Điều này đã hé lộ những lỗ hổng trong công tác quản lý các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là các cơ sở tư nhân.

Theo quy định, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được làm các tiểu phẫu như: Cắt mí mắt, nâng mũi, làm cằm chẻ, làm lúm đồng tiền..., không được làm các phẫu thuật lớn có độ khó và khả năng rủi ro cao như: căng da mặt, hút mỡ, nâng ngực… Ngoài ra, những phẫu thuật thẩm mỹ có gây mê đều bắt buộc phải làm ở bệnh viện. Tuy nhiên, ngay cả phẫu thuật thẩm mỹ ở bệnh viện cũng phải làm theo quy trình nghiêm ngặt và chỉ được làm những kỹ thuật trong danh mục được Sở Y tế thẩm định, cho phép. Những cơ sở làm đẹp chỉ được phép làm các dịch vụ ngoài da, không được thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật xâm lấn, gây chảy máu như: Xăm mắt, xăm lông mày, xăm môi... Thế nhưng, nhiều cơ sở làm đẹp vẫn “lách luật”, hiên ngang làm trái quy định. Chính vì điều này đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc khi khách hàng tìm đến với những trung tâm kém chất lượng. Thiết nghĩ, chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ viện là vấn đề cấp bách hiện nay để không còn những nạn nhân phải nhận về “trái đắng” vì phẫu thuật thẩm mỹ.

Bài, nh: Yên Hà