Chủ nhật, 11/2/2018, 10h36

Chiếu Định Yên 100 năm bền bỉ

V vùng đt Lp Vò, tnh Đng Tháp du khách không ch tha thích vi màu xanh ca tng vưn cây sum suê trĩu qu mà còn có dp ghé chân ti thăm làng ngh dt chiếu có trên 100 năm tui vi nhng câu chuyn đã đi vào huyn thoi. Đó là làng chiếu Đnh Yên dù tri qua bao thăng trm vn bn b gi đưc bn sc ca mt làng ngh truyn thng. 

Niềm tự hào của mỗi người dân Định Yên khi cả cuộc đời mình gắn bó với từng cây cói (lác) và chiếc máy dệt thô sơ được lịch sử truyền từ đời này sang đời khác vẫn thắm như màu son trên từng chiếc chiếu.

Làng ngh trăm năm tui

Theo quốc lộ 80 từ thị xã Sa Đéc đi gần 30 cây số là đến mép huyện Lấp Vò gối đầu lên bắc Vàm Cống. Qua thị trấn có tên nghe rất lạ độ 3km rẽ trái về phía sông Hậu đi thêm 10 cây số đường ruộng là đến với làng chiếu Định Yên. Mỗi khi đi qua đây, đến đoạn đường nào mà thấy những sợi lác đủ màu sắc phơi đầy 2 bên lối đi thì đoạn đường đó đã thuộc địa phận xã Định Yên. Chiếu nằm la liệt trước ngõ là “tín hiệu mở đường” cho vùng đất đầu sông cuối bãi này. Cũng bắt đầu từ đây, tiếng khung dệt kêu lách cách đều đều từ đầu thôn đến cuối xóm nghe rất vui tai, rộn rã.

Bên ly cà phê nóng, anh Nguyễn Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Định Yên nhà ngay chợ Định Yên - kể lại: “Cả nhà tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất này nghe ông bà nói làng chiếu Định Yên được hình thành cách đây hàng trăm năm tập trung chủ yếu ở xã Định Yên và Định An”. Theo thống kê của chính quyền địa phương, nghề dệt chiếu tập trung ở 4 ấp: An Bình, An Khương, An Lợi A và An Lợi B. Các ấp này có tới 70% hộ dân theo nghề làm chiếu. Chiếu Định Yên có hai loại chính: một loại chiếu trơn không nhuộm màu và một loại chiếu bông có nhuộm màu. Riêng chiếu con cò và chiếu cưới thì được in hoa trang trí lộng lẫy và cầu kỳ hơn. Qua bàn tay khéo léo của người thợ dệt, hàng năm các hộ dân nơi đây đã cho ra đời hàng triệu sản phẩm chiếu có hoa văn rực rỡ, mịn màng và bền chắc.

Chị Ngô Thị Kim Mười - chủ cơ sở sản xuất Thanh Hùng - cho biết: “Sản phẩm chiếu Định Yên có rất nhiều chủng loại, kích cỡ, mẫu mã đa dạng và phong phú, gồm chiếu bông vuông hình con cờ, chiếu bông động phòng hoa chúc, chiếu Trà Niên, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu vảy ốc, chiếu cổ. Mỗi loại chiếu có chiều dài thống nhất 2m, chiều ngang 1,4-1,6m, giá bán tùy theo chủng loại, kích cỡ”. Theo chị Mười, công việc dệt chiếu đòi hỏi sự khéo léo, cần cù và tỉ mẩn. Nếu không yêu công việc thì cũng khó bám vào nghề được. Mỗi động tác dệt được kết hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa 2 người thợ. Có được chiếu thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn cực nhọc và kỹ lưỡng như chọn lác, nhuộm màu, phơi, thiết kế hoa văn, dệt, bẻ vành, viền… Trong các loại chiếu thì chiếu bông và chiếu vảy ốc là khó dệt nhất bởi nó đòi hỏi sự phân bố, bắt chữ sao cho đẹp và tinh xảo. Ít ai biết rằng những tấm chiếu đang được bàn tay người thợ nâng niu hôm nay đã có một “cuộc đời” vất vả, cực nhọc như thân phận người nông dân lam lũ ở vùng đất hiền lành nép mình bên bờ sông Hậu này.

Nhn nhp trên bến dưi thuyn

Khi nhắc đến làng chiếu Định Yên là phải nhắc đến chợ “ma” ở nơi đây. Vì họp vào ban đêm nên người dân nơi đây gọi là chợ “ma”. Mỗi phiên chợ có cả trăm ghe thuyền thương hồ buôn chiếu từ nhiều nơi đổ về lấy hàng. Trong ánh sáng lung linh, mờ ảo của những ngọn đèn chong leo lét, thuyền ghe thương hồ cắm sào đậu san sát dưới bến sông.

Theo các bậc cao niên, sở dĩ chợ chiếu thường nhóm họp vào ban đêm là để trốn đóng tiền góp (một hình thức thu thuế thời đó). Ban đêm tranh tối tranh sáng, chủ chợ không thể nào kiểm soát nổi mức độ mua bán của những người đến với chợ chiếu để ấn định mức thu. Điều lạ hơn là sau này cho dù đã có điện thắp sáng nhưng chợ “ma” vẫn nhóm ở chỗ bến sông tối mờ mờ. Người ta mua bán với nhau âm thầm, nhỏ nhẹ bên những ngọn đèn chong, dưới những tàn cây trâm cổ thụ um tùm. Thông thường, mỗi ghe mua chiếu đậu tại bến chợ vài đêm. Sau khi mua được chừng trên dưới một thiên chiếu (1.000 chiếc) là nhổ sào đi. Chiếu được các ghe bỏ mối ở những chợ đồng bằng, có khi, những ghe thương hồ ấy lênh đênh theo con nước, bán dạo khắp vùng sông nước Cửu Long. Cũng có người cho rằng, vì ban ngày người sản xuất bận làm chiếu, thương lái bận đi mua bán do đó việc họp chợ chỉ diễn ra vào ban đêm và chợ “ma” đã ra đời. Dù cách giải thích có khác nhau như thế nào nhưng phải khẳng định một điều, chợ “ma” là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Định Yên mà không phải nơi nào cũng có được.

Ở tận Hải Phòng, nhà văn Đinh Thiên Hương vẫn tiếc 10 năm sống trên đất Đồng Tháp mà vẫn chưa một lần ghé vào chợ “ma”. Đi xa rồi mới nghe đến ngôi chợ bán chiếu họp vào mỗi tối mờ mờ ảo ảo mà lòng thấy nao nao…

Nét đp văn hóa làng ngh

Ông Trần Văn Nghiệp - ngụ ấp An Lợi A - kể trong hoài niệm, thời điểm hưng thịnh và phát triển nhất của làng chiếu Định Yên là vào những năm 80 của thế kỷ 20. Thời kỳ đó chiếu Định Yên đã theo xe lửa, tàu thủy xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Liên Xô cũ, Campuchia, Thái Lan… Làng nghề dệt chiếu Định Yên ngày đó rất nhộn nhịp, hàng làm ra không đủ bán, tạo nguồn lao động và thu nhập đáng kể cho người dân trong vùng. Những năm gần đây, chiếu cói Định Yên phải chật vật cạnh tranh với các sản phẩm chiếu nhựa, chiếu tre, chiếu gỗ... để giữ vững thương hiệu của mình. Tự tạo uy tín và tìm cách “làm mới” bản thân nên làng nghề dệt chiếu truyền thống Định Yên vẫn tìm được chỗ đứng của mình, nhờ áp dụng máy móc chuyển giao công nghệ hiện đại vào dệt chiếu. Mỗi chiếc chiếu phải biết thay đổi kiểu dáng, mẫu mã để phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Các loại chiếu xếp, chiếu du lịch ra đời tiện lợi và gọn nhẹ hơn.

Đến Định Yên hôm nay sẽ không còn thấy không khí nhộn nhịp của “chợ ma” trên bến dưới thuyền ngày nào. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, các phương tiện chuyên chở như xe đạp, xe máy, xe tải có thể đi sâu vào tận thôn, xóm để thu mua trực tiếp sản phẩm một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nghề dệt chiếu đã đem lại bức tranh tươi sáng cho cuộc sống người dân nơi đây tạo ra nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, giải quyết việc làm, giúp ổn định về mặt kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của bà con nông thôn. Tuy thăng trầm, vất vả nhưng người dân Định Yên với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng nuôi dưỡng, theo đuổi để nghề dệt chiếu nơi đây trở thành làng nghề truyền thống có hơn trăm năm tồn tại và phát triển này.

Tiếng máy dệt lách cách là nhịp thở hàng ngày của làng chiếu Định Yên rộn ràng tới tận đêm khuya. Bộ mặt nông thôn Định Yên càng thêm tươi trẻ bởi sắc màu rực rỡ của những đôi chiếu hoa mang lại. Manh chiếu, chiếc chiếu, đôi chiếu từ xa xưa đã gắn liền với đời sống người Việt. Hơn thế, nó đã trở thành biểu tượng cho tình cảnh, tình cảm của bản thân, gia đình.

Chính những giá trị vật chất và tinh thần vô cùng đặc sắc này mà trong tháng 9 năm 2013, người dân Định Yên nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung vinh dự đón nhận một tin vui đó là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận làng nghề dệt chiếu Định Yên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chia tay với làng chiếu Định Yên mang về một đôi chiếu hoa con cò, du khách sẽ nhớ mãi câu ca từ xa xưa truyền tụng đến hôm nay: Định Yên có vựa chiếu to/Lấy chồng xứ ấy khỏi lo chiếu nằm. Không ít cô gái từ vùng đất khác lấy chồng về Định Yên làm dâu đã trở thành những cô thợ đan chiếu giỏi dệt nên nét đẹp văn hóa lâu bền của làng nghề truyền thống của xứ Lấp Vò, Đồng Tháp quê hương. Màu của chiếu Định Yên, màu của nét đẹp văn hóa nơi đây qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử.

Hương Thy