Thứ năm, 9/8/2018, 21h09

Chọn trường du học như thế nào?

Vi nhiu bn tr đang d đnh đi du hc ln đu thì vic chn trưng khá đau đu. Hàng tá li khuyên t nhng ngưi xung quanh, trên mng… có th khiến bn khng hong thông tin.

Trưng ĐH Otago (New Zealand) - nơi Tâm Lê đang làm nghiên cu sinh

Dưới đây là ý kiến chia sẻ về cách chọn trường của Tâm Lê - tôi hiện đang là nghiên cứu sinh tại ĐH Otago (New Zealand) - sẽ giúp các bạn thoát khỏi tình trạng này và tìm được câu trả lời thỏa đáng cho mình.

Đâu là nhng yếu t quan trng khi chn trưng?

Với riêng tôi, việc chọn trường đi du học không quá phức tạp, bởi những lý do sau:

Thứ nhất, tôi không quan trọng đất nước mình đi du học phải là nơi mà ai cũng biết, ai cũng muốn tới. Miễn sao nơi đó có môi trường sống tốt, không khí trong lành; an sinh xã hội tốt (có bảo hiểm y tế, giao thông công cộng, không gian cộng đồng); hệ thống giáo dục tốt (chất lượng giáo dục đồng đều, mạng lưới trường học, bằng cấp được tích hợp tốt, học phí hợp lý); người dân không kỳ thị chủng tộc, không bạo lực, có lối sống gần gũi với thiên nhiên; chi phí sinh hoạt vừa phải. Bạn có thể tham khảo các website như Global Peace Index, The Economist Intelligence Unit (EIU), hoặc OECD để tìm hiểu về tình hình vĩ mô cũng như thông tin chung về hệ thống giáo dục của các nước phát triển. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về quốc gia bạn định đến, cũng như hệ thống giáo dục, cuộc sống, chi phí sinh hoạt, cơ hội việc làm, ưu đãi dành cho du học sinh..., hãy tham khảo các website chính thức của chính phủ. Ví dụ như với New Zealand, bạn có thể tham khảo website studyinnewzealand.govt.nz (tương tự cho các nước khác như Úc, Mỹ, Anh…).Ngoài ra, các website của Cơ quan di trú cũng có những thông tin rất hữu ích, không chỉ về việc chuẩn bị hồ sơ visa, mà còn có rất nhiều thông tin về quyền lợi của từng loại visa, cách hòa nhập vào cuộc sống, tìm việc làm... Thông tin về thành phố bạn định đến có thể tra Google, các diễn đàn dành cho người nước ngoài tại thành phố đó, website của hội đồng thành phố…

Thứ hai, trường tôi học không cần có thứ hạng cao trên thế giới, vì tôi biết mình đi học cho bản thân nhiều hơn là cho người khác, và tôi cũng biết khả năng của mình ở đâu. Vào một ngôi trường với thứ hạng ngất ngưởng mà học không nổi cũng giống như việc bạn mua một chiếc smartphone đời mới nhất nhưng chỉ dùng để gọi điện, nhắn tin. Tôi nghĩ quan trọng nhất là bạn học được cái gì và áp dụng nó ra sao, cũng như việc rèn luyện những kỹ năng cá nhân. Bạn tốt nghiệp từ những ngôi trường bình thường không có nghĩa là kiến thức và khả năng của bạn bình thường. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo ngôi trường đó hoạt động hợp pháp, có bề dày lịch sử, tiếng tăm nhất định. Bạn có thể tham khảo website của trường, sau đó kiểm tra lại với website của Bộ Giáo dục hoặc cục khảo thí của quốc gia đó. Với New Zealand thì website của New Zealand Qualifications Authority là nguồn thông tin đáng tin cậy. Bạn cũng có thể liên lạc với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của nước đó ở Việt Nam để hỏi thêm thông tin.

Nếu quan tâm tới thứ hạng, ngoài những bảng xếp hạng về trường nói chung, bạn có thể tìm hiểu thêm các bảng xếp hạng theo ngành. Có những trường thứ hạng nói chung không được cao, nhưng riêng từng ngành thì lại rất cao. Bảng xếp hạng THE hay QS đều có các thông tin này. Thường thì tiêu chí chọn trường của các bạn trẻ và phụ huynh Việt Nam là phải có thứ hạng, ở thành phố lớn, và cũng không ít bạn muốn chi phí phải càng rẻ càng tốt. Kiểu “ngon, bổ, rẻ” như vậy thì ai cũng muốn, nhưng chúng ta phải thực tế một chút. Hãy lùi lại một bước để xem thực sự mình đang có gì trong tay và mục tiêu của mình là gì.

Li khuyên cho các bn đã quyết đnh đưc ngành hc

Với những bạn học chương trình cử nhân hoặc thạc sĩ theo tín chỉ, một khi bạn đã biết mình muốn học ngành nào ở nước nào rồi, những website của cơ quan giáo dục Chính phủ đó sẽ gợi ý cho bạn những trường đào tạo ngành học bạn chọn. Bạn có thể lọc thông tin, so sánh, chọn lựa, đăng ký.
Với những bạn học thạc sĩ nghiên cứu hoặc tiến sĩ, việc tìm giáo sư hướng dẫn là quan trọng hơn cả (sau quốc gia bạn muốn đến). Do đó bạn phải chủ động tìm và tiếp cận những giáo sư có lĩnh vực nghiên cứu giống mình. Đây là trường hợp của tôi và các bước tôi chọn trường như sau:

Đầu tiên tôi ghi lại những chủ đề nghiên cứu mà mình quan tâm. Thứ hai, tôi tìm các bài nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực đó để đọc và tìm hiểu xem chủ đề này đã được nghiên cứu chưa. Khi đọc các bài nghiên cứu này tôi có thể lên một danh sách các giáo sư mà mình thích và từ từ tiếp cận. Thứ ba, vì đã xác định từ đầu là sẽ học ở New Zealand, nên tôi chỉ việc khoanh vùng những trường có ngành học mà mình quan tâm và có thời gian, chi phí học hợp lý. Tôi vào website của từng trường và xem danh sách giảng viên của khoa, xem lĩnh vực nghiên cứu của từng người và tiếp cận những người chuyên về chủ đề mình định nghiên cứu. Thứ tư, tôi gửi mail cho họ kèm theo thông tin cơ bản của mình, về chủ đề mình quan tâm. Tôi cũng gửi luôn CV và bảng điểm trước đây của mình để họ tham khảo. Thứ năm, nếu giảng viên từ chối bạn cũng đừng buồn, hãy hỏi họ có thể giới thiệu cho bạn một người khác mà họ biết và nghĩ là phù hợp. Còn nếu họ chấp nhận thì chúc mừng bạn, đã đến bước bạn đăng ký chính thức. Sau khi nhận thư mời từ trường, trường sẽ hướng dẫn cho bạn những bước tiếp theo như nộp visa, chuẩn bị lên đường...

Sai thì sao?

Việc lựa chọn trường không có khái niệm đúng sai, bởi vì đây là quyết định và lựa chọn rất cá nhân. Miễn sao bạn tìm kiếm thông tin kỹ lưỡng, hiểu rõ lý do chọn lựa của mình. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người xung quanh, nhưng hãy tìm hiểu thêm và tự mình ra quyết định. Đừng chọn chỉ vì nghe lời khuyên từ người khác, khi chỉ bạn mới hiểu rõ mình và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Giả dụ bạn cho rằng mình chọn sai, hãy nhớ lại những lý do đi đến quyết định của mình trước đây. Nếu cần thiết thì chọn lại. Tôi nghĩ thất bại không hẳn là điều xấu, cá nhân mình học được nhiều từ những cái sai của mình.

Tâm Lê