Thứ ba, 24/4/2018, 20h23

Chương trình tiêm chủng mở rộng: Chọn vắc-xin Combe Five nhằm đạt hiệu quả lâu dài

Sáng 24-4, ti TP.HCM, B Y tế phi hp cùng Vin V sinh dch t Trung ương đã t chc Hi ngh trin khai mt s vc-xin mi trong Chương trình tiêm chng m rng năm 2018.

PGS.TS Trn Đc phu, Cc trưng Cc Y tế d phòng (B Y tế) phát biu ti hi ngh sáng 24-4

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết, năm 2018, Bộ Y tế sẽ sử dụng vắc-xin Combe Five thay thế cho vắc-xin Quinvaxem (vắc-xin 5 trong 1) mà Việt Nam đã sử dụng từ năm 2010 nhằm phòng ngừa 5 loại bệnh (gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib). Lý do chuyển đổi sang loại vắc-xin mới này là do Công ty Berna Biotech (Hàn Quốc) ngưng sản xuất vắc-xin Quinvaxem từ năm 2017.

Cũng theo ông Phu, vắc-xin Combe Five có thành phần, dạng trình bày và đường tiêm tương tự vắc-xin Quinvaxem. Đặc biệt, đây cũng là loại vắc-xin đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đã được sử dụng ở 43 quốc gia trên thế giới với hơn 400 triệu liều. Mặc dù vắc-xin Combe Five cũng có thành phần ho gà toàn tế bào, có thể gây ra những phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ như: nóng sốt, đau, quấy khóc, tuy nhiên đây là loại vắc-xin phù hợp nhất với tình hình dịch tễ của Việt Nam hiện nay. Về tạo miễn dịch, vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào được chứng minh ưu việt hơn hẳn và có hiệu quả lâu dài hơn các vắc-xin có thành phần ho gà vô bào. Bên cạnh đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ em được sinh ra và với sự tài trợ của Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) thì giá thành của vắc-xin Combe Five hoàn toàn phù hợp với khả năng tài chính của Chính phủ.

PGS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - thông tin thêm, trong 5 năm trở lại đây, số lượng các nước trên thế giới sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà vô bào chỉ chiếm 35%, tập trung ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu. Ở những nước này, tỷ lệ tiêm chủng cao, bệnh truyền nhiễm ít xuất hiện do vậy các phản ứng sau tiêm được chú trọng. Còn ở các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu Á, châu Phi, đa phần sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào do tình hình dịch tễ, các bệnh truyền nhiễm vẫn còn khá phức tạp. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, những năm gần đây, dịch bệnh ho gà đã quay trở lại ở các nước sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà vô bào như Anh, Mỹ, Úc, Bồ Đào Nha. Riêng tại Chile, dù sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào nhưng bệnh ho gà vẫn quay trở lại do tỷ lệ tiêm chủng ở đây quá thấp. Do đó, WHO khuyến cáo các nước nên lựa chọn vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào để tiêm chủng nhằm đạt hiệu quả lâu dài.

Theo BS Trương Hu Khanh - Trưng khoa Nhim - Thn kinh (BV Nhi đng 1 TP.HCM), bt c loi vc-xin nào cũng có t l phng ph hoc s c tiêm chng nht đnh. Các phng thông thưng như: st, nóng, đ đau… s t hết sau 24 gi. Bên cnh đó, tr cũng có th gp mt s biến chng nguy him sau tiêm nhưng nguyên nhân là do cơ đa hoc tr có bnh trùng hp ngu nhiên như mc bnh tim bm sinh, xut huyết não, nhim trùng huyết... Đ ngăn nga biến chng trong tiêm chng, ph huynh nên khai báo rõ tình trng sc khe ca tr trưc tiêm và theo dõi sát 24 gi sau tiêm. Ph huynh không nên gián đon vic chích nga vc-xin cho tr bi nguy cơ dch bnh tái phát là rt cao.

Ngoài vắc-xin Combe Five, trong năm 2018, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng sẽ có 2 loại vắc-xin mới được đưa vào sử dụng. Đó là vắc-xin sởi - rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất và vắc-xin IPV ngừa bại liệt do hãng Sanofi của Pháp sản xuất.

Tính đến tháng 4-2018, vắc-xin MRVAC đã được triển khai trong chương trình tiêm chủng thường xuyên trên toàn quốc. Đến nay đã có 19 tỉnh, TP triển khai, bao gồm: Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Khánh Hòa… Theo báo cáo, đã có trên 50.000 trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi được tiêm, không ghi nhận trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Thương Thương