Thứ ba, 22/5/2018, 21h04

Chuyện Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ

Sau hàng chc năm, chuyến du hành vũ tr ca Trung tưng Phm Tuân vn tiếp tc cun hút hc sinh, sinh viên.

Trung tưng Phm Tuân k v chuyến du hành vũ tr vi hc sinh, sinh viên TP.HCM

Nhiều kỷ niệm khó quên trong chuyến du hành đó được gợi lại sinh động trong buổi giao lưu giữa người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ Phạm Tuân với học sinh, sinh viên TP.HCM tại “Ngày hội vũ trụ - Space day” do Trung tâm Ứng dụng công nghệ vũ trụ TP.HCM cùng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa tổ chức.

Hc “bơi” trong vũ tr

“Con người ở dưới đất thường mơ được bay lên trời. Đặc biệt, những người thành phi công rồi thường mơ được một lần bay vào vũ trụ”, Trung tướng Phạm Tuân nói điều này khi mở đầu trả lời câu hỏi của sinh viên. Tuy nhiên, giữa mơ và thật nhiều khi là khoảng cách rất lớn, nhất là trong điều kiện lúc bấy giờ Việt Nam chưa có ai tham gia du hành vũ trụ, thế nên, được bay vào không gian đối với ông là điều may mắn. “Chuyến bay đó mang cả ý nghĩa chính trị lẫn khoa học. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học của chúng ta thực sự bước vào lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, từ đó mở ra hướng đi mới cho các nhà khoa học vũ trụ Việt Nam”, phi hành gia Phạm Tuân kể lại.

Bay vào vũ trụ, ông cùng tham gia thực hiện 24 nghiên cứu khoa học ở 5 lĩnh vực, trong đó có vật lý vũ trụ, thông tin vũ trụ, y sinh học về vũ trụ... Theo ông, trong vật lý vũ trụ, chúng ta tận dụng điều kiện không trọng lượng và tình trạng áp suất nhiệt độ bằng 0 ở môi trường vũ trụ để nghiên cứu. Chưa kể những trở ngại trong việc cùng vận hành con tàu, điều kiện không trọng lượng khi rời lực hút trái đất thực sự là vấn đề lớn đối với mọi sinh hoạt, làm việc của phi hành gia khi vào không gian. Trong môi trường không trọng lượng, mọi thứ đều lơ lửng, nước không đổ ra khỏi chai được, muốn uống phải dùng dụng cụ hút. Máu lưu thông trong điều kiện không bình thường, không dồn xuống chân mà lại chạy… ngược lên đầu khiến mặt sưng to, gây rối loạn, những ngày đầu thao thức không thể ngủ được. Chưa hết, việc ăn uống cũng “cho qua bữa”, thức ăn được chứa trong những tuýp tương tự tuýp kem đánh răng, không mang lại cảm giác ngon. Trước khi bay 8 ngày, người phi công được ăn những thực đơn tương tự, dựa trên sự phù hợp với khẩu vị, thức ăn được gói đúng theo thực đơn này mang theo.

Cả con người cũng bay lơ lửng, do vậy, những ngày đầu vào môi trường không trọng lượng, phải tập… “bơi” trong vũ trụ; tập đẩy tay đúng cách để “trôi” được đến chỗ cần đến mà không bị va đập vào thành con tàu. Thật ra, phi hành gia đã được tập luyện gắt gao trước đó, nhưng theo ông, điều kiện tập luyện ở trái đất chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn như thực tế khi đặt chân lên vũ trụ.

Nhưng đó chưa phải là khó khăn lớn nhất, phi công vũ trụ bay thật, không trải qua những chuyến bay thử nên không cho phép bất kỳ sai sót nào. Đây mới là cái khó nhất! Rồi việc áp suất chênh lệch lớn giữa bên trong và ngoài con tàu, chỉ cần một lỗ hở nhỏ cũng đủ khiến áp suất trong con tàu giảm xuống, phi công đã nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, Trung tướng Phạm Tuân cũng thừa nhận, bay vào vũ trụ tuy áp lực nhưng không căng bằng lúc bay chiến đấu chống giặc. Vì khi đang chiến đấu, có thể bị giặc phát hiện, bắn bất cứ lúc nào. Năm 1972, Anh hùng Phạm Tuân bắn rơi một máy bay B52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn.

Ông nhấn mạnh với sinh viên, tâm lý của người phi công vũ trụ hết sức quan trọng, có tâm lý tốt mới hoàn thành được công việc. Bên cạnh đó, người phi công còn cần ý chí, trình độ kỹ thuật vững. Các yếu tố này sẽ tạo nên bản lĩnh giúp người phi công vũ trụ vượt qua chướng ngại.

Trái đt là quê hương

Trả lời câu hỏi của học sinh Đinh Xuân Hảo (Trường THPT Trần Phú, TP.HCM) về điều đáng nhớ đối với phi hành gia khi bay ra ngoài vũ trụ, Trung tướng Phạm Tuân cho rằng ông ấn tượng sâu đậm khi lần đầu tiên nhìn về trái đất. Dù với tốc độ bay nhanh, 90 phút/vòng quanh địa cầu nhưng cảm giác khi nhìn về trái đất rất đặc biệt. “Lúc bấy giờ, nhìn xuống dưới, thấy năm châu bốn bể là một; thấy trái đất là quê hương của mình chứ không phân biệt quốc gia, lãnh thổ”, ông chia sẻ.

Sau những giờ làm việc căng thẳng, được tạm nghỉ, người phi công nhìn qua ô cửa sổ con tàu, dành đôi chút thời gian nghĩ về gia đình, con cái, về đồng đội, về tương lai của những chuyến bay sắp tới… Theo ông, đó cũng là cảm giác không kém phần đặc biệt. “Rất mong các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học sinh, sinh viên sẽ có những đề tài nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển đất nước từ đó, có những người tiếp tục đại diện Việt Nam bay vào vũ trụ”, Trung tướng Phạm Tuân bày tỏ.

Mê Tâm