Thứ ba, 14/11/2017, 23h37

Chuyến tàu văn chương Lá Sóng

Đưc ví như chuyến tàu văn chương, chuyên ch nhng ưc mơ sáng tác tui hc trò. Trên chuyến tàu đó, các em hc sinh đưc nói tiếng nói văn chương ca chính mình, bng nhng cm nhn ca riêng mình.

Các thành viên trong CLB Lá Sóng trong mt bui gp mt

Chuyến tàu đó là Câu lạc bộ (CLB) sáng tác Lá Sóng của Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM). Không chỉ gieo ngọc vào những ước mơ tuổi hoa, Lá Sóng còn là cánh sóng đưa những tác phẩm văn học đến một miền rất khác - miền của những chân - thiện - mỹ.

Chuyến tàu văn chương

“Sao quên được những ân tình/ Trong lời mẹ hát bên vành nôi xưa…”. Không ngoa khi nói rằng đây là những vần thơ được viết bởi một nhà thơ đã từng “ngụp lặn” trong đời sống này. Thế nhưng, sự thật đó chỉ là một trong những câu thơ đầy xúc động trong bài Ầu Ơ Ví Dầu của Phùng Trí Đạt (một thành viên của Lá Sóng) sáng tác.

Với “Xin cho ta được làm hạt nắng/ Đan tóc ai sợi ngắn sợi dài” lại là những rung động rất học trò trong veo nhưng cũng đầy da diết. “Tại sao em lại im re/ Cho anh bối rối rụt rè theo sau” là sự ngây ngô đến dại khờ của thời cắp sách được thể hiện trong những vần thơ đầy trong sáng.

Cô Phí Thị Thu Lan (Chủ nhiệm CLB sáng tác Lá Sóng) chia sẻ rằng, bản chất của văn thơ là hướng con người đến giá trị của cái đẹp. Và Lá Sóng là chuyến tàu văn chương giúp các em học sinh hướng tới những giá trị đó. Với mỗi sáng tác của Lá Sóng là một tâm hồn đang hoàn thiện, có thể ngô nghê câu chữ nhưng lại rung động ở tâm hồn. “Ở đó có sự chân thành của tuổi học trò, những nhiệt huyết của tuổi trẻ và đam mê của con chữ được thể hiện qua cách nhìn của các em về cuộc sống, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu thời học trò. Các em được khuyến khích viết ra những điều mình nghĩ. CLB thường xuyên tổ chức những cuộc thi để tạo sân chơi sáng tác, khích lệ sự sáng tạo ở mỗi học sinh”, cô Thu Lan cho biết.

Đó là cánh thiệp xinh, gửi lời chân tình, là viết cho điều tôi thương, đề tựa những lời tri ân gửi đến thầy cô và những điều thường bình dị. Hương thầm lại như lời thì thầm nho nhỏ mà mỗi thành viên ki cóp cho những người phụ nữ tảo tần, lặng thầm tỏa hương cho cuộc sống. Hay cuộc thi viết truyện tam đề, thách thức sự sáng tạo của mỗi học sinh để gắn kết những chủ đề tưởng chừng chẳng liên quan đến nhau thành những tác phẩm văn thơ có giá trị nhân văn.

Cô Thu Lan khoe nhng sáng tác ca Lá Sóng trên bng tin ca trưng

“Giải thưởng chỉ là một ly trà sữa, một cuốn sách mới ra hay vài trăm ngàn đồng để động viên nhưng các cuộc thi luôn nhận được sự hưởng ứng của thành viên CLB và học sinh toàn trường. Những sáng tác hay thường được dán ở bảng tin nhà trường để học sinh trong trường được thưởng thức. Không chỉ giúp lan tỏa tinh thần văn học mà còn khiến học sinh toàn trường có cái nhìn đẹp, nhân văn hơn”, cô Thu Lan nhận định.

Phòng thc hành môn văn

Theo cô Thu Lan, CLB sáng tác Lá Sóng được thành lập từ những năm 90, là một trong những CLB mạnh nhất trong các trường THPT ở TP.HCM thời đó, trải qua nhiều thăng trầm, CLB mới được phục hồi lại từ năm 2016. “Vừa là sân chơi văn học cho những em học sinh đam mê sáng tác, vừa là phòng thực hành môn văn của trường. CLB đã xây dựng nhiều kịch bản, làm mới rất nhiều những tác phẩm văn học, khiến thầy cô cũng phải ngỡ ngàng”, cô Thu Lan cho biết.

Bt mí v kế hoch hot đng, cô Thu Lan cho biết sp ti CLB s t chc mt bui tri nghim thc tế bng chuyến đi quanh Sài Gòn, bài thu hoch s là nhng sáng tác v chính thành ph này. “Như mt cách đ các em th hin tình yêu vi Sài Gòn và nhân rng nhng điu tt đp”, cô Thu Lan chia s.

Như việc hình tượng hóa nhân vật ước mơ của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để làm bật lên những dằn vặt của một Chí Phèo từng khát khao lương thiện nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập. Hay sự tranh đấu nội tâm giữa phần thiện và phần ác của nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm lấp lánh nên một con người biết vượt lên trong nhơ nhớp bùn lầy. Con Rồng cháu Tiên, Đất nước lời ru, Sơn Tinh Thủy Tinh… đều được các thành viên Lá Sóng làm mới mẻ bằng những vở nhạc kịch, những kịch bản đầy truyền cảm và sống động.

Không chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, Lá Sóng còn tổ chức cho các thành viên trong CLB có những buổi giao lưu trực tiếp với những nhà văn, nhà thơ. “Các em sẽ hiểu được rằng, để làm nên một tác phẩm có giá trị, ảnh hưởng đến nhiều người cần phải có sự đầu tư về mặt thời gian và công sức. Đồng thời, khi tiếp xúc với mỗi nhà văn, nhà thơ, các em sẽ hiểu hơn tác phẩm, con người của họ, từ đó học hỏi được nhiều điều đối với quá trình sáng tác của bản thân”, cô Thu Lan nói.

“Buổi giao lưu với nhà thơ Trung Kiên, tác giả của bài thơ nổi tiếng Đôi Dép giúp em nhận ra rằng, văn thơ hay nhất là khi được viết ra từ những điều bình dị nhất. Còn với nhà văn Phạm Ngọc Thạch, từ cách hành văn giản dị, thực tế của tác giả lại cho em cách tiếp cận với văn chương theo một cách nhìn thực tế”, Lý Bích Ngọc (học lớp 12A1, thành viên CLB) chia sẻ.

Yến Quân