Thứ năm, 24/8/2017, 22h23

Có cầu vượt, vẫn kẹt?

Thi gian gn đây, nhiu nút giao thông trên đa bàn TP.HCM li tái din tình trng kt xe, mc cho nhng cây cu vưt ni nhau ra đi.

Tình trng kt xe  khu vc sân bay Tân Sơn Nht vn thưng xuyên din ra

Trên vng, dưi xe đông

Cầu vượt trên đường Trường Sơn (quận Tân Bình, TPHCM) vừa đưa vào sử dụng với mong muốn kéo giảm ùn tắc giao thông ở khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất ( TSN). Tuy nhiên, hơn một tháng qua, tình trạng kẹt xe vẫn chưa hề thuyên giảm.

Theo ghi nhận, giao thông trên nhánh cầu vượt đường Trường Sơn vào sân bay TSN và bên dưới cầu để đi vào sân bay hoặc rẽ sang đường Hồng Hà thông thoáng. Tuy nhiên, dòng xe từ hướng đường Bạch Đằng đổ vào nút giao dưới dạ cầu vượt đường Trường Sơn để đi vào sân bay hoặc đi ra đường Trường Sơn để ra hướng vòng xoay Lăng Cha Cả luôn trong tình trạng đông đúc, nếu không có lực lượng CSGT hướng dẫn điều tiết là xảy ra ùn ứ.

Cụ thể, trên đường Trường Sơn, dòng xe từ sân bay lưu thông về hướng công viên Hoàng Văn Thụ rất thoáng và nhanh, nhưng đến gần cầu vượt Lăng Cha Cả thì tốc độ lưu thông chựng lại, đến trước cầu vượt Lăng Cha Cả thì ùn ứ. Hướng ngược lại, dòng xe từ đầu đường Hoàng Văn Thụ vào đường Trường Sơn về hướng đường Bạch Đằng - Hồng Hà cũng liên tục ùn ứ. Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, để sớm giải quyết tình trạng này, sắp tới Sở GTVT TP sẽ mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, đường Cộng Hòa (đoạn ở nút giao cầu vượt Lăng Cha Cả). Trước mắt cần tăng cường lực lượng điều tiết giao thông, xử lý nhanh các sự cố có nguy cơ gây ùn tắc như xe chết máy, tai nạn giao thông...

Ông Huỳnh Muối, làm nghề chạy xe ôm, thường xuyên dừng xe ngay chân cầu vượt cho biết: “Chỉ có ngày chủ nhật mới đỡ chứ ngày nào cũng kẹt như thường. Sáng thì tầm 8 - 9h đến 11h trưa, chiều kẹt từ 3, 4 giờ đến 8, 9h tối luôn. Thấy có cầu vượt mà cũng không giải quyết giao thông gì nhiều”.

Chị Nguyễn Thanh An (ngụ quận Tân Bình, tiếp viên hàng không) cho biết: “Hằng ngày, tôi phải đi qua đường Bạch Đằng để vào sân bay làm việc. Tuy nhiên, cứ đến giao lộ giữa Bạch Đằng và Hồng Hà thì không thể đi tiếp được. Khu vực này tạo thành nút thắt cổ chai nghiêm trọng. Vào đến trước sân bay TSN thì lại tiếp tục chịu cảnh kẹt tại chân cầu vượt (mới hoàn thành) trong khi trên cầu thì trống trải. Tôi thấy dòng xe đổ về đường Trường Sơn đông nghẹt, hỗn loạn... Nhiều lúc tôi và rất nhiều hành khách cũng phải xách valy chạy bộ vào sân bay cho kịp giờ”.

Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông nhận định, việc xây dựng một cầu vượt thép trị giá đến 240 tỷ đồng chỉ để giúp cho luồng xe lưu thông vào sân bay dễ dàng nhưng lại không giúp cải thiện giao thông trong khu vực là khá lãng phí.

139 tỷ đồng giải quyết ngập sân bay TSN

Chiều 23-8, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đã có buổi làm việc với các sở ngành, đơn vị về phương án giải quyết ngập nước sân bay TSN, đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tuyến kênh A41 quận Tân Bình. Theo UBND quận Tân Bình, trong thời gian chờ thực hiện dự án, giải pháp trước mắt nhằm hạn chế tình trạng ngập trong mưa này, tiếp tục tuyên truyền người dân trong khu vực hai bên bờ kênh không vứt rác và lấn chiếm lòng kênh; nạo vét, dọn dẹp lòng kênh, khơi thông, xử lý những vị trí cản trở dòng chảy… Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND Trần Vĩnh Tuyến, yêu UBND quận Tân Bình xử lý nghiêm những trường hợp cố tình xả rác, lấn chiếm lòng kênh gây cản trở dòng chảy gây ngập lụt. Nếu đã nhắc nhở nhiều lần vẫn cố tình vi phạm có thể khởi tố. Về việc nạo vét, ngay trong tháng 9 này quận phối hợp nhà máy A41 thuộc Bộ Quốc phòng để thống nhất phương án nạo vét đạt hiệu quả giảm ngập. Khẩn trương hoàn tất các thủ tục để triển khai sớm dự án lắp đặt cống hộp.

Tương tự, tại khu vực nhánh cầu vượt đường Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn, trên cầu rất thông thoáng nhưng dưới vòng xoay dòng phương tiện luôn ken kín từ mọi hướng đổ vào khiến giao thông hỗn loạn. Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 cho rằng tình trạng “trên vắng, dưới xe đông” là do giờ cao điểm buổi sáng dòng người từ các quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức… đổ về trung tâm TP nên mật độ xe lưu thông trên đường Nguyễn Kiệm và Phạm Văn Đồng hướng về Công viên Gia Định rất đông, trong khi chiều ngược lại thì ít. Nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ khu vực này, Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 sẽ khẩn trương thi công nhánh cầu từ đường Nguyễn Kiệm qua đường Hoàng Minh Giám (quận Gò Vấp đi vào nội đô), dự kiến hoàn tất vào tháng 10 năm nay. Riêng nhánh cầu từ đường Nguyễn Kiệm qua đường Nguyễn Thái Sơn cũng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Cn bin pháp ci thin

TS Phạm Sanh chia sẻ: “Trước mắt, các biện pháp “chữa cháy” để khỏi kẹt xe là tổ chức lại giao thông tại khu vực trước sân bay TSN nhằm tránh xung đột giữa hai dòng xe từ Phạm Văn Đồng vào và từ sân bay ra. Những công trình phụ nào không cần thiết như bồn hoa, bãi cỏ thì nên bỏ để có thêm diện tích cho xe cộ lưu thông. Đồng thời, tổ chức cho các phương tiện quay đầu trên đường Trường Sơn, mở dải phân cách. Tổ chức lại giao thông tại khu vực vòng xoay Nguyễn Thái Sơn. Còn riêng đường Phạm Văn Đồng thì nên nới thêm thời gian cho xe máy chạy vào làn ô tô từ 8 giờ lên 8 giờ 30. Thậm chí có thể xây dựng dải phân cách mới, tạo thêm một làn mới cho xe máy bên trong phần diện tích dành cho ô tô trước đó”.

Giám đốc Sở GTVT TP Bùi Xuân Cường cho biết, sau khi Bộ Quốc phòng bàn giao khu đất này hiện UBND TP giao UBND quận Tân Bình nghiên cứu đề xuất mở rộng đường Trường Chinh. Tuy nhiên, theo UBND quận Tân Bình, hiện quận mới chỉ nhận được thông báo từ Sư đoàn Không quân 370, hai bên vẫn chưa làm việc chính thức. Phần lớn diện tích đất thu hồi của 50 kiốt và 3 cây xăng nằm trong dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), phần diện tích còn lại nếu đủ rộng sẽ làm công viên, hoặc sẽ trồng cây xanh tạo không gian thoáng đãng cho trục đường Trường Chinh.

T.S