Thứ năm, 17/8/2017, 21h25

Cơ chế một cửa, một cửa liên thông: Giải pháp đổi mới cách làm việc của cơ quan hành chính

Ngày 16-8, ti Đà Nng, Văn phòng Chính ph phi hp vi t chc Oxfam ti Vit Nam đã t chc Hi tho D tho Ngh đnh v cơ chế mt ca, mt ca liên thông trong gii quyết th tc hành chính (TTHC).

Ch nhim Văn phòng Chính ph Nguyn Xuân Thành phát biu ti hi thoẢnh: V.Y

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành và bà Babeth Ngọc Hân Lefur - Giám đốc Oxfam tại Việt Nam cùng chủ trì hội thảo.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết: Trong lĩnh vực cải cách TTHC, Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. Việc thực hiện chế độ một cửa, một cửa liên thông đã được triển khai và được xem như là một giải pháp trong đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết TTHC, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, việc giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức vẫn còn một số tồn tại, bất cập, thiếu thống nhất trong triển khai, làm giảm hiệu quả của cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Nguyên nhân do sự phối hợp giữa các cơ quan còn hạn chế, chất lượng, chế độ cho công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa được quan tâm đúng mức, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả, các hệ thống còn chồng chéo và không kết nối, chia sẻ thông tin được với nhau….

Bản Dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã đưa vào nhiều điểm mới và tiến bộ như: nguyên tắc công khai, minh bạch và giải trình; đảm bảo sự tham gia của người dân vào giám sát, đánh giá thực hiện TTHC theo chế độ một cửa; áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong vận hành văn phòng một cửa điện tử. Những điểm mới này là then chốt góp phần thực hiện hóa nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công.

Theo bà Babeth Ngọc Hân Lefur, kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới cho thấy nhiều yêu cầu của hệ thống TTHC minh bạch và hiệu quả chỉ có thể giải quyết được khi áp dụng công nghệ thông tin hệ thống hành chính điện tử. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống dịch vụ hành chính công tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí giao dịch, loại bỏ mọi chi phí không chính thức là hết sức cần thiết. Kinh nghiệm từ dự án M-Score (người dân chấm điểm chất lượng dịch vụ công) trong vòng 2 năm trở lại đây (Oxfam cùng đối tác triển khai tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị), đánh giá bước đầu của người dân về dịch vụ này khá tích cực. Bên cạnh đó, kênh phản hồi chất lượng dịch vụ qua đường dây nóng, gọi điện thoại phỏng vấn người dân, chấm điểm dịch vụ hành chính công qua máy tính bảng đặt tại văn phòng một cửa cấp huyện đã thay đổi suy nghĩ và ứng xử của cán bộ hành chính công.

Vĩnh Yên