Thứ bảy, 10/3/2018, 22h55

Cô gái trẻ yêu âm nhạc truyền thống

Xut thân t gia đình không mt ai hot đng âm nhc nhưng âm nhc truyn thng như máu tht trong Lc Phm Qunh Nhi, mt cô gái tr va ngoài 20 tui đến t Bình Đnh, cu hc sinh Trưng THCS-THPT Đinh Thin Lý (TP.HCM) và đang là sinh viên ngành truyn thông Đi hc Fairleigh Dickinson (Vancouver campus - Canada).

Lc Phm Qunh Nhi (bìa phi) dn chương trình Tu khúc t bà cho GS. Nguyn Thanh

Quỳnh Nhi chia sẻ: “Với tình yêu âm nhạc truyền thống và vốn kiến thức ít ỏi của mình, tôi muốn làm cầu nối giữa cái cũ và cái mới, kết nối các thế hệ, cùng nhau gìn giữ và phát huy thể loại âm nhạc mà giới trẻ đang quay lưng”. Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trò chuyện với cô gái trẻ này!

PV: Bn đến vi âm nhc truyn thng t khi nào?

- Lục Phạm Quỳnh Nhi: Từ nhỏ, tôi được ba kể cho nghe các câu chuyện lịch sử và những nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Tình yêu của tôi đối với lịch sử - văn hóa bắt đầu từ đó. Đến năm lớp 10, khi biết đến Thư quán Cội Việt, một địa chỉ giáo dục lịch sử - văn hóa, tôi rất ấn tượng với người sáng lập, nhờ vậy tình yêu ấy lại tiếp tục được nuôi dưỡng.

Ban đầu tôi không nghĩ là mình sẽ chọn con đường âm nhạc truyền thống, vì không có năng khiếu với âm nhạc, chỉ đơn giản thích nghe. Tuy nhiên, văn hóa cũng cần phải được “thực hành”, bản thân tôi thấy rằng mình yêu văn hóa nhưng lại không có một việc làm cụ thể thì khó chạm đến được cái cốt tủy của văn hóa.

Đưc biết, gia đình không có ai hot đng âm nhc, vy con đưng bn chn có tr ngi gì không?

Gia đình luôn động viên và ủng hộ tôi đến với âm nhạc truyền thống. Năm lớp 12, ba giới thiệu cuốn sách của cố GS. Trần Văn Khê, tôi đọc và ấn tượng bởi kiến thức uyên bác và tấm lòng của thầy đối với âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và âm nhạc truyền thống châu Á nói chung. Tháng 12-2015, tôi đọc xong “Hồi ký Trần Văn Khê” thì quyết định đi học đàn tranh. Tôi cũng lo đó chỉ là cảm xúc nhất thời nhưng đến nay càng học càng thích và nghĩ mình có thể theo đuổi nhạc cụ này.

Điu gì khiến bn say mê vi đàn tranh?

Bắt đầu học, tôi thấy mình chưa tự tin lắm nhưng vì rất thích động tác rung, mổ, nhấn của đàn tranh. Điều đó khích lệ tôi tiếp tục luyện tập để có thể đạt được kỹ năng rung cho ra các hơi, điệu nhạc vùng miền Bắc - Trung - Nam… Qua thời gian học, mình biết thêm một loại ngôn ngữ nữa - ngôn ngữ của âm nhạc. Ví dụ, rung chậm rãi là cái buồn man mác của những bản nhạc Huế, rung nhanh một chút nhưng vẫn sâu lắng là điệu buồn phương Nam hay rung nhanh hơn là ra nhạc miền Bắc. Những triết lý của âm nhạc truyền thống cũng tương ứng với văn hóa Việt Nam, nhờ vậy mà tôi có thể phân tích và thấm những bài học nhân sinh từ việc học nhạc.

C th bn đã hc đưc nhng bài hc gì?

Trước khi đối xử với nó như là âm nhạc truyền thống, tôi xem nó là “âm nhạc” trước - nghĩa là mang lại cho em cảm xúc thư giãn, vui vẻ. Sau đó, việc chơi nhạc truyền thống khiến em cảm thấy mình kết nối với các thế hệ trước đó, kết nối với cội nguồn dân tộc và hiểu hơn về cộng đồng nơi mình sinh ra và lớn lên. Cũng nhờ âm nhạc truyền thống mà nhìn ra một phần của mình, đóng góp vào sự định hình tính cách và hành trình trưởng thành của tôi.

Bn nghĩ gì khi nhiu ý kiến cho rng, âm nhc truyn thng không có ch đng và dn mai mt?

Sở dĩ âm nhạc truyền thống có phần “lép vế” so với các dòng nhạc khác là vì người ta không quen nghe nó. Lời hát ru “con cò mày đi ăn đêm…” đã tắt trên môi những người mẹ, chương trình âm nhạc trong trường phổ thông, chương trình giải trí trên truyền hình cũng không có nhiều không gian cho âm nhạc truyền thống… 

Khi tôi tổ chức các buổi nói chuyện về âm nhạc truyền thống tại Việt Nam và Đài Loan, các bạn trẻ thực sự quan tâm đến văn hóa và âm nhạc cổ truyền. Vấn đề là ai sẽ làm những chương trình đó (một cách thu hút) để các bạn có thể đến tham gia.

Vy theo bn, ngành văn hóa phi có đng thái gì?

Văn hóa nói chung và âm nhạc nói riêng là sự lựa chọn cá nhân và người làm văn hóa không thể trách đại chúng thờ ơ với một thể loại nào. Trái lại, người làm văn hóa phải đặt câu hỏi và nhiệm vụ cho mình làm sao để văn hóa hấp dẫn hơn, sống động hơn, hợp thời hơn. Văn hóa nó phải sống một cách sống động, tươi mới và mạnh mẽ.

GS. Nguyn Thanh (ngh sĩ đàn t bà) cho biết: “Tôi tng xem Lc Phm Qunh Nhi biu din đàn tranh. Dù không đưc đào to bài bn trưng lp nhưng vi phong cách biu din khá chuyên nghip cũng như ngón đàn điêu luyn, Qunh Nhi đã khiến ngưi xem bt ng, đc bit là nhng ngưi có nhiu năm gn bó vi nhc c truyn thng. Nhi còn am hiu nhiu loi nhc c khác nh tìm đc, nghiên cu và hc t các thy cô. Đó cũng là lý do tôi chn Nhi dn chương trình Tu khúc t bà ca tôi mi đây. Hy vng vi tâm huyết ca Qunh Nhi s nhen nhóm ngn la tình yêu âm nhc truyn thng trong gii tr và kết ni các thế h…”.

Trong tương lai, bn có hành đng c th nào cho âm nhc truyn thng Vit Nam?

Như tôi đã chia sẻ, học âm nhạc truyền thống là một cách thực hành văn hóa. Chưa xác định mình sẽ dành trọn thời gian cho nó nhưng nếu có cơ hội và đầy đủ nhân duyên, tôi sẽ tổ chức những chương trình chia sẻ - giao lưu âm nhạc truyền thống cho khán giả trẻ, xa hơn là cho nhiều thế hệ khác nhau. Văn hóa là sự tiếp nối, tôi muốn thông qua âm nhạc có thể kết nối các thế hệ “đứt gãy” lại với nhau. Trước mắt tôi vẫn duy trì học nhạc và cổ vũ cho các bạn đang học.

Cm ơn Qunh Nhi. Chúc bn thành công vi con đưng mà bn đã chn.

Trn Tuy An (thc hin)