Thứ bảy, 9/9/2017, 21h05

Cơ hội nào cho những nhà biên kịch trẻ?

Gy dng đi ngũ biên kch vàng cho phim Vit hin là vn đ không nh đ góp phn vc dy nn đin nh nưc nhà.

Các nhà biên kch tr đot gii cao trong cuc thi “Nhà biên kch tài năng 2017”. Ảnh: T.L

“Đãi cát tìm vàng”

Vừa qua, cuộc thi “Nhà biên kịch tài năng 2017” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Đây là cuộc thi tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng biên kịch để sáng tạo nên những tác phẩm kịch bản xuất sắc, từ đó góp phần cho ra đời những bộ phim Việt có chất lượng ngày càng cao. Với thông điệp “Sáng tạo kịch bản - tỏa sáng tương lai”, cuộc thi “Nhà biên kịch tài năng 2017” do CGV khởi xướng dành cho tất cả các công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18-35 trên cả nước; đam mê, hiểu biết về biên kịch và mong muốn được phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực điện ảnh.

Sau 3 tháng diễn ra cuộc thi, hội đồng thẩm định đã chọn ra 6 bạn trẻ với 6 tác phẩm: Trần Thị Phượng với “Bức ảnh trang nhất”, Huỳnh Châu Ngọc với “Những quý cô địa ngục: Bản giao kèo”, Hoàng Phi Yến với “Thiết lập số phận”, Võ Anh Vũ với “Con đường”, Võ Thị Hoàng Yến với “Chúng ta còn là của nhau”, Hồ Thúc An với “Vườn Hạ Huyền”. Hội đồng thẩm định quyết định trao giải vàng cho Võ Anh Vũ với ý tưởng kịch bản “Con đường”, thuộc thể loại hài. Võ Anh Vũ là thí sinh thuộc đội của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Các giải bạc và đồng lần lượt thuộc: Võ Thị Hoàng Yến và Hồ Thúc An. Có thể nói đây là một sân chơi hết sức ý nghĩa, thiết thực để tìm kiếm, đào tạo những tài năng biên kịch cho điện ảnh Việt Nam đang trong “cơn khát” kịch bản trầm trọng.

Theo bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh: “Tôi mừng vì điện ảnh Việt Nam gần đây có những bước phát triển tích cực về số lượng, chất lượng phim và thị trường điện ảnh. Theo đó, nhu cầu kịch bản, nhất là kịch bản có chất lượng, càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, tôi đánh giá cao cuộc thi “Nhà biên kịch tài năng 2017” do CGV tổ chức. Hy vọng cuộc thi sẽ phát hiện được những tài năng mới và sẽ góp phần tạo ra nguồn kịch bản tốt cho phim Việt”.

Thêm nhiu cơ hi cho ngưi tr

Hiện nay, phim Việt đang đứng trước nhiều thách thức khi phải nhập khẩu kịch bản ngoại để mong tạo được tiếng vang, nếu không thì chuyển thể từ tác phẩm văn học ăn khách. Làn sóng Việt hóa phim từ nước ngoài đang ở mức báo động, cho thấy sự thiếu hụt trong khâu biên kịch của điện ảnh Việt Nam. Sau một thời gian dài thiếu sức hút, phim truyền hình đã “hâm nóng” với hai bộ phim tạo nên cơn sốt trên màn ảnh Việt là phim “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử”. Tuy nhiên, “Người phán xử” có phiên bản gốc từ Isarel, “Sống chung với mẹ chồng” được chuyển thể từ Phù thủy dưới đáy biển của Trung Quốc. Bộ phim truyền hình được giới trẻ yêu thích là “Tuổi thanh xuân” cũng là một sản phẩm được chuyển thể từ kịch bản Hàn Quốc.

Đo din Charlie Nguyn cho biết: “Mun làm biên kch, h phi viết đưc t 5-6 kch bn và mt khong 7-8 năm trau di tay ngh. Nhiu biên kch tr mi viết 1-2 kch bn thy bán không ai mua là ngng li. Đinh Vit cn nhiu sân chơi hơn cho mc tiêu xây dng đi ngũ biên kch vàng”.

Vài năm trở lại đây là khoảng thời gian bùng nổ phim làm lại kịch bản nước ngoài cả truyền hình lẫn điện ảnh. Bên cạnh đó, những bộ phim điện ảnh gây sốt phòng vé thời gian qua như “Cô gái đến từ hôm qua”, “Đảo của dân ngụ cư”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”… cũng đều là những bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học. Vấn đề này đã gióng lên một hồi chuông báo động trong quá trình đào tạo, tìm kiếm, phát triển đội ngũ những nhà biên kịch trẻ.

Theo đạo diễn Charlie Nguyễn: “Muốn làm biên kịch, họ phải viết được từ 5-6 kịch bản và mất khoảng 7-8 năm trau dồi tay nghề. Nhiều biên kịch trẻ mới viết 1-2 kịch bản thấy bán không ai mua là ngừng lại. Điện ảnh Việt cần nhiều sân chơi hơn cho mục tiêu xây dựng đội ngũ biên kịch vàng”. Chính sự non yếu trong tay nghề, sự thiếu hụt những kiến thức chuyên sâu về kịch bản đã làm giảm chất lượng trong đội ngũ những người biên kịch trẻ. Lượng phim được sản xuất đều đều nhưng lại không đọng lại những cái tên nhà biên kịch để nhớ. Xây dựng đội ngũ biên kịch là một hành trình không dễ nhưng không thể không thể không làm.

Thêm nhiều sân chơi cho những người trẻ yêu thích biên kịch sẽ giúp họ trau dồi kinh nghiệm. Ở những người trẻ, họ có thế mạnh là nhiều ý tưởng hay, sáng tạo, đam mê với nghề nhưng chưa thể sắp xếp mạch truyện lôi cuốn, hấp dẫn vì thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ hội cọ xát. Ngoài các chương trình lý thuyết ở các trường, những sân chơi thực tế, vừa giao lưu vừa tạo cơ hội cọ xát thực tiễn là điều hết sức ý nghĩa. Những hoạt động thực tiễn là chìa khóa giúp biên kịch chuyên nghiệp lẫn người không chuyên mở cánh cửa bước vào con đường biên kịch thực thụ để cho ra đời nhiều bộ phim Việt có chất lượng cao.

Thc Quyên