Thứ ba, 29/11/2016, 20h52

Có việc làm nhờ... học photoshop

Đối với sinh viên, việc làm là mối quan tâm hàng đầu, và cũng có thể nói là nỗi trăn trở lớn nhất. Nhưng riêng với Trần Phúc Đặng (cựu sinh viên Kent International College ngành công nghệ truyền thông), việc làm đầu tiên tự tìm đến với bạn nhờ… học môn photoshop.

Trần Phúc Đặng (thứ 2 từ phải qua) trong buổi giao lưu tại Kent International College mới đây

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Trần Phúc Đặng khi bạn về lại Kent International College để giao lưu với sinh viên và các em học sinh THPT.

Được biết, khi còn là sinh viên năm cuối bạn đã được nhận vào Ngân hàng Techcombank làm việc và còn tích lũy được 2 năm kinh nghiệm làm việc thời sinh viên nữa. Bạn có thể chia sẻ rõ hơn câu chuyện của mình không?

- Trần Phúc Đặng: Cũng như bao học sinh khác, tốt nghiệp phổ thông xong tôi cũng lăn tăn trước ngưỡng cửa tương lai. Tình cờ, một người bạn cùng quê rủ tôi vào TP.HCM học ở Kent International College. Có lẽ vì tôi có ấn tượng với môi trường quốc tế nơi đây và lại được học đúng ngành truyền thông mình yêu thích nên tôi học tập rất hăng say.

Thời gian đầu học môn photoshop, thầy Nguyễn Đình Nam (Trưởng khoa Công nghệ truyền thông) đã mang về cho tôi khách hàng đầu tiên đang có nhu cầu thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu. Sau này, qua nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, tôi đã biết cách làm việc với khách hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng cũng như trình độ thiết kế ngày một chắc tay hơn. Trước khi lễ tốt nghiệp diễn ra 1 tuần, thầy Nam thông báo Ngân hàng Techcombank đang tuyển dụng nhân viên thiết kế và khuyến khích tôi nộp đơn dự tuyển. Sau đó 1 tuần, tôi được gọi phỏng vấn và nhận vào làm việc. Tôi nghĩ rằng, chính yếu tố 2 năm kinh nghiệm thực tế tích lũy trong thời gian học tại trường đã giúp tôi trúng tuyển và vượt qua nhiều hồ sơ khác.

Trải qua nhiều công việc khác nhau, bạn nhận thấy kiến thức được học tại Kent International College có đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp tuyển dụng không?

- Tôi nhận thấy chương trình đào tạo tại Kent International College bám sát thực tiễn khá cao. Từ những dự án làm thêm thời sinh viên cho đến công việc hiện tại, tôi không cảm thấy bỡ ngỡ hay khoảng cách khi giao tiếp với khách hàng vì những gì tôi học được đều có thể đem ra ứng dụng. Lý thuyết và thực hành luôn có sự bổ trợ liên quan đến nhau.

Trong khi một số trường chuyên đào tạo một lĩnh vực thiết kế nhất định thì ngành công nghệ truyền thông ngược lại hoàn toàn. Tôi và các bạn cùng lớp được đào tạo rất nhiều kỹ năng về nhiếp ảnh, dựng phim, biên tập phim, quản trị website... hầu như có thể đảm nhận bất cứ công việc gì trong lĩnh vực truyền thông. Điều này làm cho các nhà tuyển dụng rất hài lòng vì nhân viên có thể làm nhiều việc cùng lúc hoặc đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong dự án.

Thêm một lợi thế nữa là chương trình học có môn cinema 4D. Đây là phần mềm thiết kế và ứng dụng đồ họa 3D. Nó có khả năng làm mọi việc như dựng hình, ánh sáng, chất liệu, hoạt hình cùng cơ chế... Nó đã được sử dụng cho các phim như: We Are the Strange, Spiderman 3 và mới đây nhất là Avengers của Paramount... Đối với dân thiết kế như tôi, phần mềm này hỗ trợ rất lớn cho công việc thiết kế hiện tại. Với sự bùng nổ của công nghệ truyền thông & giải trí, tôi nghĩ các trường nên đưa môn học ứng dụng này vào giảng dạy cho sinh viên càng sớm càng tốt.

Đối với những bạn trẻ nghĩ rằng mình thích ngành thiết kế nhưng chưa hình dung được cụ thể ngành này ra làm sao. Là người trong nghề, bạn có thể đưa ra định nghĩa đơn giản nhất giúp các bạn trẻ hình dung nhanh nhất và chính xác nhất về ngành này không?

Trần Phúc Đặng tốt nghiệp ngành công nghệ truyền thông tại Kent International College. Công việc hiện tại: Motion graphic 3D, Công ty Truyền thông & Giải trí Điền Quân.

- Công nghệ truyền thông (còn gọi là mỹ thuật đa phương tiện hoặc truyền thông đa phương tiện) là ngành học sử dụng các phần mềm công nghệ để thiết kế những sản phẩm mỹ thuật có tính ứng dụng cao trong đời sống. Người theo đuổi ngành học này cần có sự phân biệt rõ ranh giới giữa mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật đơn thuần - phục vụ cho các cảm xúc mỹ thuật hàn lâm. Sản phẩm của ngành công nghệ truyền thông chủ yếu phục vụ cho mục đích truyền thông (quảng cáo, truyền hình, internet…) và giải trí hiện đại (game, điện ảnh, hoạt hình…). Những sản phẩm này xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày của chúng ta, nên các bạn hãy cứ yên tâm về cơ hội nghề nghiệp của ngành học thú vị này.

Có thể nói bạn trưởng thành từ môi trường quốc tế và đã nỗ lực rất nhiều để có được công việc như ngày hôm nay. Vậy bạn có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ có dự định theo học ngành này không?

- Nếu các bạn đã yêu thích ngành học này thì nên tìm hiểu kỹ và chọn cho mình môi trường học phù hợp nhất năng lực và điều kiện bản thân. Môi trường quốc tế sẽ cho các bạn rất nhiều thứ, chẳng hạn như cơ hội để phát huy sở trường của mình; học hỏi những giảng viên - bậc thầy dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông; trau dồi vốn tiếng Anh chuyên ngành; cơ hội làm việc cho các tập đoàn hàng đầu trong ngành... Thời gian học ngắn hơn so với chương trình bình thường.

Hiện nay chương trình đào tạo quốc tế rất phổ biến và các bạn có nhiều cơ hội để chọn lựa hơn tôi ngày trước. Tuy nhiên, không hẳn chương trình quốc tế nào cũng đáp ứng tốt nhu cầu đi làm hoặc chuyển tiếp du học nước ngoài tại Úc, Anh, Mỹ... với chi phí chưa đến 500 triệu đồng như Kent International College.

Cám ơn bạn về những thông tin chia sẻ này.

N.Mai