Thứ ba, 10/10/2017, 22h39

“Cởi trói” cho giáo dục mầm non: Còn nút thắt cần tháo gỡ

So vi đng nghip cùng bc hc ca cc, giáo viên mm non ti TP.HCM có nhiu ưu đãi hơn. Chng hn như ph cp thêm gi (200 tiết/năm); h tr lương cơ s cho giáo viên mi ra trưng (3 năm đu); h tr do tính cht công vic; h tr khuyến khích theo trình đ chuyên môn và b điu kin h khu trong tuyn dng... Tuy nhiên, theo tìm hiu ca chúng tôi thì bc hc này vn còn khá nhiu nút tht cn tháo g đ nâng cao cht lưng.

GV Trường MN Trúc Đào tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Ảnh: N.Trinh

Ni lo ho trong tuyn dng

HĐND đã “tháo cái cổng hộ khẩu” trong tuyển dụng giáo viên mầm non (GVMN). Nhờ vậy nguồn tuyển của bậc học này cũng dồi dào hơn. Song, với cách thức tuyển dụng như hiện nay, các phòng GD-ĐT đang lo hồ sơ ảo...

Trước đây, công tác tuyển dụng do Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo, thống nhất thời gian và cách thức thực hiện. 24 quận, huyện cùng thực hiện tuyển dụng vào một thời điểm. Theo đó, nếu ứng viên đã đăng ký xét tuyển tại quận, huyện này thì không thể đăng ký tại quận, huyện khác được. Nhưng hiện nay, phòng GD-ĐT chỉ được tuyển dụng khi UBND quận, huyện cho phép. Vì vậy đã xảy ra tình trạng mỗi quận, huyện tuyển dụng ở mỗi thời điểm khác nhau nên một ứng viên có thể đăng ký ở nhiều nơi. Và đương nhiên chỉ chọn một nơi công tác khi trúng tuyển. 

Một cán bộ Phòng GD-ĐT Q.Bình Thạnh cho rằng, cách tổ chức tuyển dụng hiện nay gây ra tình trạng đăng ký nhiều nhưng chỉ là hồ sơ ảo. Điều này khiến các quận, huyện không lường trước được tình huống ứng viên lựa chọn đơn vị công tác sau khi trúng tuyển. Kết quả là có nơi tuyển được nhiều, có nơi tuyển được ít.

Tại Q.9, hàng năm Phòng GD-ĐT lưu giữ rất nhiều bộ hồ sơ ảo, trong đó có cả hồ sơ trúng tuyển nhưng GV không đến nhận nhiệm sở.

Cô Mai Thị Bích Thủy - chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.9 - cho biết, tình trạng hồ sơ ảo gây tốn kém về thời gian và công sức của đội ngũ tuyển dụng. Đối với người trúng tuyển, đội ngũ phải gửi thư thông báo, chờ thư hồi âm. Chỉ khi biết chính xác ứng viên trúng tuyển không nhận việc thì mới tuyên bố người trúng tuyển tiếp theo để thay thế. Nếu người tiếp theo cũng bỏ thì phải chờ 20 ngày nữa mới tiếp tục công bố người khác. Ngoài ra, thời gian, công đoạn chờ duyệt kế hoạch tuyển dụng cũng rất lâu. Đơn cử khi trình kế hoạch tuyển dụng đợt 2 năm nay với nhu cầu tuyển 20 GVMN lên Phòng Nội vụ đến 2 lần nhưng vẫn chưa được đồng thuận bởi nhiều lý do khác nhau. Thực trạng này khiến Phòng GD-ĐT luôn bị động trong tuyển dụng. Chưa kể, thời gian ban hành kế hoạch quá lâu, nhiều GV có thể xin vào giảng dạy tại các đơn vị ngoài công lập.

“Mặc dù thành phố có những chính sách, chế độ đãi ngộ để thu hút GVMN nhưng với cách tuyển dụng hiện nay vẫn khiến các quận, huyện gặp không ít khó khăn, khó đảm bảo đủ nhân sự. Chúng tôi muốn hàng năm có được hướng dẫn cụ thể trong công tác tuyển dụng; trong đó cần có sự thống nhất giữa Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ về cách thức thực hiện. Hoặc nên giao cho các phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tuyển dụng vì mọi trình tự đều đã trình qua nội vụ xem xét, phê duyệt”, cô Bích Thủy kiến nghị.

Hc ĐH nhưng phi nhn lương trung cp

Đặc thù, tính chất công việc của GVMN hết sức vất vả và áp lực cao. Chia sẻ về công việc, cô Huỳnh Thị Tĩnh - GV Trường MN Trúc Đào, Q.Bình Tân - kể: “6h30 sáng, GV bắt đầu có mặt ở trường là xem như luôn chân luôn tay đến 5h30 chiều khi đã giao trả trẻ đến tay phụ huynh. Thậm chí có hôm gần 6h tối mới được về do phụ huynh đón con muộn. Thời gian nghỉ không có vì phải trông trẻ ngủ. Nhiều GV tranh thủ trưa đến để soạn giáo án cũng không được nên đành phải mang việc về nhà làm. Nhưng vất vả hơn vẫn là áp lực từ phụ huynh. Chẳng may trẻ có gặp vấn đề như trầy xước, té ngã do chơi đùa là phụ huynh đã không hài lòng, nghi ngờ các cô”.

Song điều khiến các GVMN tâm tư không phải vì sự vất vả, áp lực của công việc mà là những bất cập trong việc chi trả lương hiện nay. Đó là GV dù có trình độ ĐH, CĐ nhưng vẫn phải hưởng lương của trình độ trung cấp. Cụ thể 1.86 x 1,3 triệu đồng (mức lương cơ sở hiện nay); thời gian thử việc, GV chỉ được nhận 85% lương.

Hiệu trưởng một trường mầm non Q.Bình Tân bức xúc: “GV học ĐH không thể nhận lương theo trình độ trung cấp. Cách trả lương hiện nay hoàn toàn bất hợp lý, giảm tinh thần lao động, gắn bó với nghề của các cô. Nhiều giáo sinh mới ra trường ngại nộp hồ sơ vào trường công lập vì sự bất cập này”.

Sự bất cập trong cách tính lương này cũng là một trong những nguyên nhân khiến không ít GVMN nghỉ việc, hoặc chuyển công tác. Đơn cử như Q.9, năm 2016 có hơn 10 GV nghỉ việc, trong đó chủ yếu là GVMN. Ngoài ra còn có trường hợp GVMN chấp nhận bỏ mọi ưu đãi, thâm niên và chuyển lên dạy tiểu học sau khi đã hoàn thành học liên thông ĐH.

Cô Bích Thủy cho biết: “Mặc dù số lượng nghỉ, chuyển việc không nhiều nhưng cũng là sự việc hết sức đau lòng đối với ngành giáo dục và buộc phải lưu tâm. Chúng ta phải có sự thay đổi từ chương trình, hồ sơ sổ sách, yêu cầu đối với GVMN ở mức độ phù hợp để giảm bớt gánh nặng, tạo động lực để các cô gắn bó với nghề”.

Liên quan đến vấn đề này, một lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.11 cũng kiến nghị: “Ngành GD cần có thêm chính sách, quy định để giảm tải cường độ lao động cho GVMN, bên cạnh các chính sách ưu đãi trong tuyển dụng cũng như hỗ trợ thu nhập mà thành phố vừa thông qua để giữ chân và thu hút GVMN”.

Nguyn Trinh