Thứ bảy, 7/7/2018, 20h30

Cửa vào trường nghề rộng thênh thang

S GD-ĐT TP.HCM va công b đim chun trúng tuyn lp 10 các trưng THPT công lp trên đa bàn thành ph. Theo đó, có khong 20.000 hc sinh không trúng tuyn, tuy nhiên vn còn nhiu ngã r đ các em la chn.

Hc sinh Trưng THPT Phưc Long (Q.9) tìm hiu ngành ngh ti Ngày hi hưng nghip do Trưng CĐ K ngh II t chc

Không phi hc yếu mi vào trưng ngh

Ông Nguyễn Quốc Cường (Phó ban Đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) cho biết rớt lớp 10 công lập không có nghĩa là con đường học vấn kết thúc. Theo đó, các em có thể chọn cho mình một trường nghề, học nghề mà thị trường lao động đang cần, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình. Học ĐH hay TC nghề không quan trọng, quan trọng là giá trị hành nghề sau khi cầm được tấm bằng.

Ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho rằng hiện nay xã hội có cái nhìn thoáng, tích cực hơn về việc học nghề. Theo đó, không chỉ có học sinh học lực trung bình mà ngay cả những em có học lực khá, giỏi cũng chọn vào trường nghề. Tương tự, ông Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC Nhân Đạo) nhìn nhận, mặc dù phụ huynh và học sinh còn có tâm lý e dè trong việc chọn học nghề nhưng cái nhìn của họ về giáo dục nghề nghiệp cũng đã tích cực hơn. Có điều, ngã rẽ sau tốt nghiệp THCS sẽ hạn chế trong việc chọn nghề, bởi một số nghề đòi hỏi phải có trình độ văn hóa nhất định mới học được. Tuy nhiên, nếu người học xác định ngay từ đầu sẽ học lên cao thì chương trình văn hóa 7 môn là không quá nặng nề. Cụ thể, ông Huỳnh Văn Hạnh (ngụ Q.Bình Thạnh) cho biết dù con ông chỉ thiếu 0,25 điểm để vào Trường THPT Thanh Đa và THPT Trần Văn Giàu nhưng gia đình vẫn quyết định cho con vào học trường nghề. Trước đó, gia đình cũng đã tham khảo một số trường nghề và được con đồng ý. “Vào trường nghề, con tôi vừa học nghề vừa học văn hóa (7 môn) để đủ điều kiện thi THPT quốc gia và có cơ hội học liên thông lên CĐ”, ông Hạnh nói.

Bà Huỳnh Thị Thu Trang (Trưởng phòng Đào tạo, Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Q.12) cho biết những năm gần đây số người học nghề sau khi đã có bằng ĐH-CĐ tăng cao ở một số ngành nghề. Điều này cho thấy xã hội đã nhận thức đầy đủ về cơ hội việc làm sau học nghề. “Với những học sinh không còn hứng thú với việc học văn hóa thì có thể không đăng ký. Tuy nhiên, nếu muốn thăng tiến trong nghề nghiệp thì tấm bằng THPT quốc gia là một trong những điều kiện cần, bên cạnh trình độ chuyên môn, tay nghề”, bà Trang định hướng.

Doanh nghip không chn ng viên qua bng cp

Bà Lê Thị Thanh Lâm (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Food) khẳng định, tấm bằng ĐH không quyết định tương lai của mỗi người nếu người đó không hội đủ các kỹ năng mà doanh nghiệp cần. Tiêu chí mà doanh nghiệp, nhà tuyển dụng chọn hiện nay cũng không coi trọng ở bằng cấp mà chú trọng đến kỹ năng nghề. Bà Lâm dẫn chứng nhiều vị trí chủ chốt trong công ty đều đi lên từ công nhân và đều trải qua các lớp bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng nghề.

“Hc ngh sau tt nghip THCS không phi đóng hc phí, rút ngn thi gian hc tp và có th chn hay không chn hc văn hóa. Vi hc sinh có sc hc trung bình, vic chn ngã r hc ngh sau tt nghip THCS là gii pháp tt nht, tăng cơ hi vic làm”, ông Đng Minh S (Trưng phòng Giáo dc ngh nghip, S LĐ-TB&XH TP.HCM) nói.

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết với khoảng 500 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố và hơn 43.000 chỉ tiêu năm 2018 cho các ngành nghề thì phụ huynh, học sinh không quá lo lắng “học nghề gì, ở đâu?”. Thời gian qua, không chỉ các trường có nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế, thành phố cũng đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Từ đó, chất lượng đào tạo đã dần nâng lên, được doanh nghiệp đánh giá cao. Đây cũng là cơ sở để học sinh lựa chọn học nghề, giải quyết tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như lâu nay. Hiện nay có rất nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo văn hóa tại đơn vị hoặc liên kết với một số trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp để đào tạo văn hóa cho học sinh trường nghề có nhu cầu. Hoàn tất chương trình, học sinh đủ điều kiện dự thi THPT quốc gia và bằng cấp có giá trị như bằng THPT.

“Học nghề sau tốt nghiệp THCS không phải đóng học phí, rút ngắn thời gian học tập và có thể chọn hay không chọn học văn hóa. Với học sinh có sức học trung bình, việc chọn ngã rẽ học nghề sau tốt nghiệp THCS là giải pháp tốt nhất, tăng cơ hội việc làm. Hiện nay rất nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành theo chuẩn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các trường còn mở rộng liên kết đào tạo, chuyển giao chương trình tiên tiến của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc,  Đức…”, ông Sự nói.

T.Anh