Thứ hai, 19/3/2018, 12h04

Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt

Nhiếp ảnh gia Maika Elan (Nguyễn Thanh Hải) len lỏi vào mạch ngầm xã hội để ghi lại hình ảnh người nhiều năm làm bạn với cô độc.

Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt - Ảnh 1.

Fuminori Akoa, 29 tuổi, nhốt mình trong phòng được một năm. “Fuminori cho rằng mình là người đàn ông vĩ đại, có thể làm những thứ tuyệt vời, tuy nhiên anh ta không bao giờ cố gắng hết sức và hay thay đổi mục tiêu. Dần dần Fuminori cảm thấy cô độc.”, Elan cho biết.

Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong phòng và cắt liên lạc với đời sống xã hội trong thời gian dài hơn sáu tháng, chỉ liên hệ với người thân trong gia đình. Những đối tượng thường hay mắc phải chứng hikikomori thường thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Ở Nhật luôn tồn tại song song 2 dòng chảy: một hiện đại, một truyền thống; một ồn ào náo nhiệt, một cô đơn lẻ loi.

Những căn phòng chục năm

Theo số liệu thống kê của văn phòng Chính phủ Nhật, năm 2016, số người hikikomori trên toàn nước Nhật khoảng 540.000 người, chủ yếu trong độ tuổi 15 - 39. Tuy nhiên, con số thực sự có thể lên đến 1 triệu người. Trong đó, 35% số trên sống hoàn toàn tách biệt. 

Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt - Ảnh 3.

Riki Cook, 30 tuổi, có cha người Mỹ và mẹ người Nhật. Gia đình Riki sống ở Hawaii, còn anh sống ở Nhật. “Riki luôn cố trở nên hoàn hảo nhưng lại sợ phạm sai lầm”, nhiếp ảnh gia Elan cho biết.

Một cuộc thống kê ở tỉnh Saga vào tháng 5-2017 trên 644 người cho thấy, 70% người hikikomori hỏi trên 40 tuổi, và 36% đã sống tách biệt trên 10 năm.  

Nguyên nhân do đâu?
Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt - Ảnh 4.

Căn phòng của Shoku Uibori, 43 tuổi, một hikikomori được 7 năm. Ông từng là một doanh nhân và có công ty riêng nhưng sau đó công ty phá sản. Ông giam mình trong phòng cả ngày và thỉnh thoảng ra ngoài vào ban đêm mua thực phẩm.

Trao đổi với National Geographic, Elan cho rằng trước tiên do số lượng gia đình chỉ có một con ngày càng tăng. Trong những gia đình này, đứa con gánh trọng trách cho những mơ ước và hy vọng của cha mẹ.

Tiếp đó, hình ảnh những ông bố đi làm từ sáng sớm đến tối mịt, gánh chịu những trọng trách kinh tế gia đình tác động mạnh mẽ lên những thanh thiếu niên có nguy cơ mắc hikikomori.

"Tuy nhiên ở Nhật người ta coi trọng khuôn khổ, nên những "kẻ nổi loạn" thường im lặng, như người hikikomori", Elan nói.

Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt - Ảnh 5.

Trong ảnh là Ikuo Nakamura, người đã ở trong phòng được 7 năm.

"Càng giam mình lâu trong phòng tách, họ càng lúng sâu vào hikikomori. Họ sẽ mất dần sự tự tin và cảm thấy chỉ có phòng mình là nơi an toàn.", Elan nói thêm.  

Elan tiếp tục dự án của mình bằng cách theo chân nhiều người đang cố giúp người hikikomori.

Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt - Ảnh 6.

Chujo, 24 tuổi, đã trong tình trạng hikikomori được 2 năm. Ước mơ của anh là trở thành ca sĩ opera, nhưng anh trai bắt Chujo phải làm trong công ty của gia đình. Anh làm được một năm thì công việc quá căng thẳng khiến anh đau bao tử nặng. Anh nhốt mình trong phòng được một năm thì gia đình tìm cách điều trị.

Gian nan giải cứu

Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt - Ảnh 7.

Ayako Oguri - thành viên của tổ chức phi lợi nhuận New Start, gửi thư cho Masahiro Koyama, 40 tuổi, người đã giam mình trong phòng hơn 10 năm. Đây là lần thứ 3 Ayako đến thăm nhà Koyama. Mặc dù Masashiro từ chối nói chuyện, Oguri thường viết thư và để lại trước của phòng anh.

Trao đổi với National Geographic, Elan bắt đầu biết về hikikomori trong chuyến công tác 6 tháng đến Tokyo.

Cô kết nối với Oguri Ayako đang làm việc với New Start, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm lôi kéo những người hikikomori về cuộc sống đời thường.

Với sự đồng ý của ba mẹ những người hikikomori và với mức phí 8.000 USD/năm, các tình nguyện viên thực hiện "chiến dịch" giải cứu.

Đầu tiên, họ tiếp cận với những hikikomori qua thư từ, nhưng thường mất đến vài tháng để nhận được hồi âm. Dần dần, tình nguyện viên sẽ làm việc qua điện thoại, sau đó trò chuyện gián tiếp qua cánh cửa phòng, rồi Ayako được vào nói chuyện trực tiếp. Và sau rất nhiều lần như thế, Ayako có thể đưa đối tượng hikikomori ra khỏi phòng.

Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt - Ảnh 8.

Mỗi chủ nhật, New Start tổ chức một buổi gặp gỡ để những người hikikomori gặp nhau và kết nối với nhau cũng như tình nguyện viên. Những người đã khỏi hikikomori cũng đến đây tìm cách giúp đỡ các thành viên mới.

Mục tiêu kế tiếp của các tình nguyện viên là dẫn người hikikomori đến sống ở khu tập thể của New Start và tham gia vào các chương trình đào tạo nghề.

Elan đã theo chân Ayako thăm 11 người hikikomori, và sau 5 - 6 cuộc gặp gỡ, Elan chụp được hình.  

Cuộc sống người Nhật trong phòng kín qua ống kính nhiếp ảnh gia Việt - Ảnh 9.

Ayako Oguri nói chuyện với Ikuo Nakamura, 34 tuổi, tháng 8-2016. Vào lúc này, Nakamura đã ở trong phòng được 7 năm. Sau đó Elan biết 2 người đã yêu nhau và kết hôn. Nakamuara giờ đây muốn trở thành một người như Ayako, có thể giúp đỡ những người như mình trước đây.

Maika Elan, tên thật là Nguyễn Thanh Hải, là một nhiếp ảnh gia tự do sinh tại Hà Nội. Dự án đầu tiên gây chú ý của Elan là The Pink Choice, tập trung vào cuộc sống của những cặp đôi đồng tính ở Việt Nam.

Năm 2013, Elan đã thắng giải Ảnh báo chí quốc tế hạng mục vấn đương đại với bộ ảnh The Pink Choice. Một số dự án khác của Elan như Like my father, hay Inside Hanoi.

 
TRỌNG NHÂN (Theo National Geographic)/TTO