Thứ năm, 14/12/2017, 21h22

Đà Nẵng: 34% phụ nữ từng bị chồng bạo hành

Ngày 13-12, Ch tch UBND TP.Đà Nng Hunh Đc Thơ và bà Nguyn Th Thu Hà - Ch tch Hi LHPN TP - đã ch trì đi thoi v “Phòng chng bo lc đi vi ph n và tr em gái”. 

Ch tch UBND TP.Đà Nng Hunh Đc Thơ trao đi vi các đi biu bên l bui đi thoi. Ảnh: V.Y

Theo báo cáo của Hội LHPN TP.Đà Nẵng, có 34% phụ nữ cho biết từng bị chồng bạo hành về thể xác hoặc tình dục, 58% phụ nữ chịu ít nhất một trong 3 dạng: bạo lực về thể xác, tình dục, hoặc tinh thần ít nhất một lần trong đời. Hàng năm, có khoảng gần 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Từ năm 2012 đến 2017, có 21 vụ án/21 phụ nữ bị hiếp dâm và cưỡng dâm, 121 vụ trẻ em bị xâm hại. Trong năm 2016 và 2017, toàn TP có 4.200 vụ ly hôn, trong đó có đến 3.516 vụ xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, 63 vụ đánh đập và ngược đãi...

Riêng về bạo hành gia đình, trong 5 năm (từ 2009-2013), toàn TP có 1.102 vụ, trong đó có 1.064 vụ nạn nhân là phụ nữ - chủ yếu là bạo lực thân thể. Trong 7 năm gần đây, trung bình mỗi năm xảy ra 166 vụ…

Tại buổi đối thoại, nhiều đại biểu cho rằng, số liệu này chỉ mang tính bề nổi, được các cấp chính quyền, đoàn thể ở cơ sở phát hiện, xử lý. Thực tế vẫn còn nhiều trường hợp chưa được phát hiện do người bị bạo hành cam chịu, không tố cáo.

Nói về nguyên nhân của tình trạng này, theo đại diện Sở VH-TT, chủ yếu là tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi việc bạo hành gia đình là việc riêng tự giải quyết trong mỗi gia đình. Ngoài ra còn do kinh tế khó khăn; ghen tuông; không hiểu biết pháp luật; người chồng, người cha nghiện rượu…           

Một nguyên nhân khác, trong các vụ giao cấu, hiếp dâm trẻ mà ngành tòa án xét xử thời gian qua, phần lớn đều do bị cáo bắt chước, học theo trên mạng xã hội, không am hiểu pháp luật. Về vấn đề này, đại diện Tòa án Nhân dân TP.Đà Nẵng cho rằng, cần nâng cao nhận thức, tuyên truyền pháp luật.

Liên quan đến bạo lực học đường, đại diện Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, 2 năm qua, Đà Nẵng xảy ra hai vụ bạo lực nổi cộm và đã được xử lý nghiêm. Sở GD-ĐT đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, rà soát các quy chế, nội quy ở các cơ sở giáo dục; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng ứng phó cần thiết khi học sinh gây gổ, đánh nhau tại trường học cho giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ nhà trường.

Về vấn nạn bạo lực trẻ mầm non gây xôn xao dư luận ở một số địa phương khác thời gian qua, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, UBND TP đã có văn bản giao UBND các quận, huyện chỉ đạo kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn về đảm bảo các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời có báo cáo chuyên đề về loại hình ngoài công lập, đặc biệt là nhóm, lớp độc lập tư thục quy mô từ 8 đến 50 trẻ và nhóm dưới 7 trẻ; rà soát lại toàn bộ đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và người lao động tại các trường mầm non tư thục và nhóm, lớp độc lập tư thục.

“Không được chủ quan về bạo lực học đường, dù môi trường giáo dục ở Đà Nẵng chưa có những vấn đề nổi cộm. Cần đưa vào chương trình ngoại khóa, tiết học giáo dục công dân các vấn đề về kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trước tình huống thấy bạn bị đánh phải bảo vệ bạn và bảo vệ mình như thế nào, kiến thức về phòng chống bạo lực để HS tiếp cận nhiều hơn”, ông Thơ chỉ đạo. 

Cũng theo ông Thơ, để khắc phục tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, cần nâng cao nhận thức của mỗi thành viên trong xã hội. Vì vậy, các sở, ban ngành liên quan, các cấp chính quyền cần tăng cường các giải pháp cụ thể, sâu sát để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phòng chống bạo lực.

Vĩnh Yên