Thứ bảy, 26/5/2018, 20h13

Đà Nẵng: Lương thấp nên “chảy máu chất xám”

S Ni v và S Thông tin - Truyn thông TP.Đà Nng va cung cp thông tin cho báo chí liên quan đến các trưng hp hc viên “Đ án phát trin ngun nhân lc cht lưng cao” (Đ án 922) ngh vic sau khi đưc TP c đi đào to c ngoài. 

Ông Võ Ngc Đng - Giám đc S Ni v Đà Nng - cung cp thông tin v tình trng hc viên Đ án 922 b vic

Theo Sở Nội vụ, Đề án 922 nhằm bổ sung nguồn lực cho khu vực công, nâng cao đội ngũ đáp ứng nhân lực mũi nhọn cho ngành y tế, CNTT. Đặc biệt, nguồn nhân lực đào tạo ở nước ngoài về tạo hiệu ứng xây dựng môi trường làm việc năng động, tích cực. Từ năm 2004 đến nay, Đà Nẵng có trên 1.000 người diện thu hút, 616 học viên (HV) được cử đi đào tạo. Cụ thể: 128 HV đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú; 368 HV bậc ĐH; 89 HV bậc sau ĐH; 29 HV đào tạo 2 bậc theo đề án; 2 HV đào tạo cả ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ theo đề án. Trong đó, có 460 HV đã được bố trí công tác. Trong quá trình công tác, một số HV được cử đi đào tạo ở bậc cao hơn (bằng kinh phí tự túc hoặc kinh phí đề án) và một số đã thanh lý hợp đồng sau khi hoàn thành thời gian cam kết làm việc cho TP.

Đến nay, số lượng HV đề án đang thực hiện công tác tại các cơ quan, đơn vị của TP là 402 người. Trong đó, 136 người làm việc tại các cơ quan hành chính, 210 - đơn vị sự nghiệp, số còn lại làm việc tại các cơ quan khối Đảng và đoàn thể, ĐH Đà Nẵng, Vườn ươm doanh nghiệp, TAND TP. Việc tiếp nhận, bố trí công tác cho HV đề án đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các cơ quan, đơn vị tại TP. Đa phần HV đề án có tính gắn bó, cam kết làm việc lâu dài và có khả năng tiếp cận công việc nhanh, hiệu quả công việc tốt do được đào tạo bài bản, năng động, có tư duy đổi mới, ý tưởng sáng tạo. Qua thực tế công tác, đã có 207 người được tuyển vào công chức, viên chức; 88 người được kết nạp Đảng, 60 người được bổ nhiệm cán bộ quản lý (có 16 người giữ chức vụ phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và 44 trưởng, phó phòng).

Về việc các HV bị buộc ra khỏi đề án và xin ra khỏi đề án, ông Võ Ngọc Đồng - Giám đốc Sở Nội vụ - cho biết, có 40 người xin rút khỏi đề án nêu lý do xin rút: đoàn tụ cùng gia đình, giải quyết việc gia đình, theo học bậc cao hơn; vì sức khỏe không đáp ứng công việc. 47 HV bị buộc ra khỏi đề án do không đạt kết quả theo yêu cầu; vi phạm quy định của đề án; bị cơ quan sử dụng lao động sa thải hoặc  buộc thôi việc… Đối với kinh phí số HV từ đề án phải bồi hoàn khi nghỉ việc, TP đã thu lại khoảng 89 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Nội vụ - khẳng định: “Việc đưa ra tòa án dân sự để giải quyết vấn đề bồi hoàn là cách ứng xử văn hóa. Đây là tiền thuế của người dân trả cho HV đi học, nếu HV không hoàn thành sự tin tưởng đó thì phải trả lại kinh phí”.

Theo ông Chiến, xét trên bình diện công việc, thu nhập và nhu cầu cá nhân thì việc chuyển dịch lao động từ đơn vị công sang đơn vị tư là bình thường. Tuy nhiên, nếu người lao động có tài năng, có chuyên môn giỏi ra khỏi khu vực công liên quan đến đề án thì đây là điều đáng tiếc.

Nguyên nhân theo ông Chiến là do TP không đủ điều kiện tốt nhất để các HV nguồn nhân lực chất lượng cao được tham gia công việc phù hợp do Đà Nẵng không thể ưu đãi biên chế, tiền lương. Trước đây, Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ thêm cho các HV 1 triệu đồng/tháng/người, tuy nhiên chính sách này trái với quy định hiện hành của Nhà nước nên đã phải dừng lại. Bên cạnh đó, công tác phát triển nguồn nhân lực và công tác đào tạo còn thiếu sự phối hợp, thiếu đồng bộ.

Để tránh tình trạng “chảy máu chất xám”, ông Chiến cho biết, Đà Nẵng đang đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ thay thế; Sở Nội vụ cũng đã khảo sát, nắm tâm tư HV và trong thời gian tới lãnh đạo TP sẽ gặp gỡ,  đối thoại để nghe tâm tư nguyện vọng của HV nhằm tìm hướng đi khả thi nhất.

Vĩnh Yên