Thứ bảy, 21/4/2018, 22h12

Danh hiệu nghệ sĩ “mất thiêng”

Đến hn li lên, vic xét danh hiu ngh sĩ li n ào vi nhiu bt cp. Nhiu ý kiến cho rng, có l, chưa bao gi vic xét tng danh hiu li “lon” như bây gi.

NSƯT Kim Xuân nm trong danh sách xét tng danh hiu NSND năm nay. Ảnh: LVPH

Thiếu sc thuyết phc

Những tấm huy chương không đo hết tài năng của người nghệ sĩ, nhưng lâu nay vẫn đang là “giấy thông hành” giúp các nghệ sĩ được vinh danh bằng danh hiệu. Những ngày qua, thông tin một số nghệ sĩ được hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND, đã rộ lên những tranh cãi. Bởi, những nghệ sĩ lớn về cả tuổi đời và tuổi nghề nhưng lại không có tên trong danh sách này. Trong khi đó, những nghệ sĩ chỉ xuất hiện ở làng giải trí vài năm lại xuất hiện một cách chễm chệ trong danh sách.

Tiêu chí mở và việc xét đặc cách là cách làm đúng để bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ TP.HCM, địa phương có đời sống văn hóa nghệ thuật rất đặc biệt với hoạt động của nhiều đơn vị nghệ thuật xã hội hóa. Thế nhưng, nhiều năm qua, việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ ở TP.HCM lại chưa đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của nhiều người. Nhìn danh sách 57 NSND - NSƯT của TP.HCM đợt 9-2018 hẳn sẽ thấy rõ sự bất cập của việc xét tặng danh hiệu một cách máy móc, cứng nhắc. Do đó, mùa phong tặng danh hiệu nghệ sĩ năm nay cũng lại đi theo bánh xe đổ của năm trước khi xảy ra những chuyện ồn ào, tranh cãi giữa người được và người không. Bất cứ ai khi nhìn vào danh sách ấy cũng thấy rõ sự cảm tính thể hiện rất rõ trong danh sách các NSND, NSƯT vừa được thông qua. Đơn cử như việc xét tặng danh hiệu khi quá máy móc, cứng nhắc đã bỏ sót những tài năng cần được vinh danh như cố NSƯT Út Bạch Lan.

Với danh sách 17 NSND, có một số nghệ sĩ hoàn toàn chưa đủ cơ sở, điều kiện để được xét tặng danh hiệu cao quý này. Thế nhưng, tên của họ vẫn “đường đường chính chính” có mặt trong danh sách. Ở danh sách NSƯT, tình hình cũng không khả quan hơn khi có những cái tên không hiểu họ được đặc cách NSƯT dựa trên cơ sở nào? Điều đáng nói hơn là đa phần các nghệ sĩ còn lại chỉ biết thông tin về đợt xét danh hiệu lần 9-2018 trên các phương tiện thông tin đại chúng và không hề biết TP đã có chủ trương xét đặc cách?!?

Đng đ nhng lùm xùm không đáng có

Không chỉ riêng TP.HCM, việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT ở Hà Nội cũng không khá hơn. Nếu lấy tiêu chuẩn về huy chương làm điều kiện bắt buộc trong xét tặng danh hiệu, rất nhiều nghệ sĩ bị thiệt thòi vì không đủ số huy chương, dù họ có nhiều năm cống hiến và tài năng thực sự. Nó cũng trở thành yếu tố khiến cho việc vinh danh nghệ sĩ gặp quá nhiều rào cản. Thế nên mới có chuyện ì xèo trong làng văn nghệ là “phải xin thì mới được cho” - phải làm hồ sơ, thi thố lấy giải thì mới được xét tặng.

Danh hiệu không phải món quà để tặng hay ban phát. Đã nhiều mùa xét thưởng, bao câu chuyện bi - hài, những góc khuất được hé lộ trong quá trình làm thủ tục xét tặng nhưng rồi mọi chuyện lại vẫn như cũ. Có những người uất ức khi lý do trượt danh hiệu là vì đạo đức, làm mất lòng người nọ, người kia trong hội đồng xét tặng. Danh hiệu vì đó mà “mất thiêng”.

Nhng ngh sĩ lao đng ngh thut chân chính vn lng l cng hiến, có danh hiu cũng đưc mà không có thì cũng chng nh hưng gì đến sc sáng to, lao đng ngh thut ca h. Phn thưng quý giá nht mà h nhn đưc chính là s yêu mến ca khán gi.

Mùa xét tặng danh hiệu năm nay, khi nghe tin nghệ sĩ Xuân Bắc, Công Lý đã vượt qua những nghệ sĩ như Chí Trung, Xuân Hinh, Út Bạch Lan, Hoài Linh… khi được hội đồng cấp cơ sở trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, nhiều người ngỡ ngàng. Dẫu việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ đã lùm xùm từ nhiều năm qua. Thế nhưng, mỗi đợt xét tặng, dư luận lại không khỏi bất bình vì những sự việc khó chấp nhận.

Theo quy định, nghệ sĩ được xét danh hiệu NSND khi hội đủ bốn yếu tố: Trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và các quy chế của cơ quan, tổ chức và địa phương; Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ; Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên; Đã được tặng danh hiệu NSƯT và có ít nhất 2 giải vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu NSƯT.

Chính vì những quy định máy móc về huy chương mà có những nghệ sĩ cả đời gắn bó với nghề, làm nên những tên tuổi bất hủ trong lòng khán giả yêu sân khấu, yêu điện ảnh, âm nhạc... nhưng về già thì đến danh hiệu NSƯT cũng chẳng có chứ chưa nói gì đến danh hiệu NSND. Nhiều năm qua, cũng vì những ồn ào trong việc công nhận, xét tặng danh hiệu, nên không ít nghệ sĩ tài năng chẳng còn mấy mặn mà với việc làm hồ sơ. Xét cho cùng, những nghệ sĩ lao động nghệ thuật chân chính vẫn lặng lẽ cống hiến, họ xem danh hiệu cũng chỉ là đồ trang sức, có cũng được mà không có thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sức sáng tạo, lao động nghệ thuật của họ. Phần thưởng quý giá nhất mà họ nhận được chính là sự yêu mến của khán giả. Thế nên, dù có giải thưởng hay không thì họ cũng diễn bằng đam mê, bằng máu thịt như thuở họ mới bước vào nghề.

Yên Hà