Thứ năm, 31/8/2017, 13h56

Đạo làm người trong thời đại mới

Đo nào trên trái đt cũng đu có giáo ch, nhưng đo làm ngưi thì không. Đo nào cũng có t đim đ mà th phng, hành l - gi là nhà chùa, giáo đưng, thánh tht hay là gì đó… - nhưng đo làm ngưi không h có riêng nhng ch tp trung. Hn vì con ngưi bàng bc khp thế gian, chng công trình nào xây bng gch đá hay st thép mà dung cha hết. Đo làm ngưi không đòi hi sùng bái, không buc tuân th l nghi cúng kiếng hoc nhng phân cp tôn xưng. Đo không bt buc mt ai quyên góp, và đo không có kinh k, thánh thư.

Nhưng chính vì không giáo chủ mà đạo làm người thể hiện tinh thần bất đẳng vô song, không có giáo đường nên đạo có thể hoằng dương cực kỳ sâu rộng, không có nghi lễ buộc ràng nên đạo hết sức tự do, không có quyên góp nên đạo thanh thoát, không có kinh kệ nên đạo nhiệm màu.

1. Đạo làm người xuất hiện từ niên đại nào? Hẳn từ khi người là người, thì đạo có mặt. nói một cách khác, từ khi con người biết đến một điều kỳ diệu, đó là văn hóa. Theo như định nghĩa ngắn gọn và thật sâu sát của một giáo sư, “văn hóa chính là quá trình con người tự thể hiện mình”. Không có văn hóa, ấy là loài vật. Từ khi ý thức được tính cách người, được giá trị và vai trò người, con vật đứng thẳng trên hai chân và biết sử dụng công cụ tự chế tác để nhằm khai thác sự sống, thì sinh vật ấy bắt đầu có được văn hóa, và đã là người. Cùng với khám phá môi trường sống, con người khám phá được mình là một sản phẩm cộng đồng, và từng bước một, xây dựng ra một bộ luật không viết bằng quy định thể cách ứng xử giữa những đồng loại, văn hóa ấy được kiện toàn theo với tiến hóa của người. Dĩ nhiên, có sự khác biệt giữa người ở đại lục này với người ở đại lục khác, trong những chi tiết ứng xử và thể hiện cách sống, nhưng cái cốt lõi thì vẫn là một - tiểu dị nhưng mà đại đồng. Các điều trung, hiếu thể hiện đó đây không cùng một dạng, dân tộc nào cũng biết ngưỡng mộ những bậc anh hùng vì nước xả thân, biết quý trọng những người con hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. Dân tộc nào cũng ca ngợi thủy chung, đề cao nhân ái, ưa điều thanh lịch, yêu chuộng hòa bình. Chẳng dân tộc nào trên địa cầu này lại không lên án những quân tàn bạo giết người, không khinh miệt phường gian trá, không nguyền rủa bọn tham ô. Trên cái ngọn tháp Babel lộn xộn đủ loài ngôn ngữ, con người vẫn gặp gỡ nhau qua sự thương người. “Thương người như thể thương thân”, chẳng riêng Việt Nam ta mới có lời hay ý đẹp ấy. Ở trên thiên đường của người phương Đông hay phương Tây, thì chỉ những kẻ toàn thiện mới là chư thánh, chư tiên, ở dưới địa ngục của người nước Anh hay là nước Ấn, vẫn là quỷ dữ và bầy tội phạm. Đạo làm người không phải đạo siêu hình. Khi Nguyễn Du viết trong Kiều: “Xưa nay trong đạo đàn bà”, có người đã vội kêu lên: “Lại có đạo đàn bà nữa sao?”. Vâng, có đấy. Và có cả đạo đàn ông, cũng như có đạo vợ chồng, đạo làm con, đạo thầy trò, đạo vua tôi, đạo bằng hữu… nhưng bộ phận đó ở trong cái đạo tổng quát làm người, đã được thích ứng tùy nơi, thích ứng tùy thời.

2. Kể ra, chưa có đạo nào chi phối con người xuyên suốt, triệt để đến thế. Người xưa đã từng quan tâm dạy con khi còn là một bào thai, và lúc gần trút hơi thở cuối cùng Liệt Tử vẫn không chịu nằm trên một chiếc chiếu trải lệch. Đa số con người vẫn nuôi khát vọng, là sau khi chết, còn lưu lại được tiếng thơm. Tất cả cố gắng để tự hoàn thiện nằm trong yêu cầu của đạo làm người. Dầu đã đề ra mục đích cao cả là nhằm giải thoát con người, nhưng nhiều tôn giáo đã quá tập trung vào cõi đời khác và chừng nào đó đã xem cuộc sống hiện hữu như một môi trường đối lập với mọi hoàn thiện, nên không tránh khỏi quá nhiều chế tài đối với con người. Đạo làm người nhằm vào một cuộc sống có thực trước mắt, khuyến khích con người hòa đồng tối đa vào cuộc sống này, chấp nhận để mà điều khiển hữu hiệu những vấn đề của tồn - tại. Vì thế, khác hẳn với nhiều đạo giáo, đạo làm người đòi hỏi người phải biết đấu tranh trong mọi lĩnh vực của sự sống này. Đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội và với chính mình.

Đấu tranh với chính mình là điều cơ bản, vừa là tiên quyết của đạo làm người. Không phải là thiên thần mà cũng không phải là súc vật - ni ange, ni bête - con người chòng chành giữa hai chiều hướng: tuột xuống hay là vươn lên. Biết bao kẻ từng vào ra sinh tử, coi thường súng đạn, bất chấp ngục tù, đấu tranh cho lý tưởng cao cả, thế mà đã biến thành kẻ tham nhũng, đầu cơ, thành kẻ sâu dân, mọt nước vì không chiến thắng được mình trước những cám dỗ. Đạo làm người đòi hỏi sự trung thực và dũng cảm đối với chính mình, trước khi trung thực cũng như dũng cảm với kẻ khác.

Hc sinh TP.HCM đi xe đp c đng vì môi trưng văn hóa giao thông

3. Không chỉ gói gọn trong lời giáo huấn của gia đình hay lời khuyên dạy ở chốn học đường, không chỉ bằng lòng với những bài học ngoài đời, từ kim chí cổ, từ đông sang tây, nhận thức về đạo làm người còn được chiêm nghiệm từ nơi mỗi người, qua những phản ứng thuận lợi, thỏa đáng ở trong các mặt sinh hoạt, dựa vào một sự hiểu biết sâu rộng về xã hội của mình. Khi tiếp đón thi hào Goethe, hoàng đế Napoleon chỉ giới thiệu với triều thần bằng một câu nói giản đơn: “Đây là một người”. Nhà vua không nói tài danh của thi hào Đức, không nhắc dòng dõi quý tộc, cũng không đề cập đến sự uyên bác của Goethe mà chỉ chú trọng đến khía cạnh “người” của vị khách mời. “Đây là một người”, đó quả là lời tôn vinh cao cả chừng nào! Bởi Goethe là hiện thân của của đấu tranh học hỏi không ngừng, và dầu tài danh đã được sáng chói từ thời còn trẻ, ông vẫn mãi mê học hỏi vào lúc mái đầu bạc trắng. Câu nói bất hủ của ông trước khi lìa đời, là bảo người nhà mở toang cửa sổ để thêm ánh sáng. “Cho thêm ánh sáng”, đó là tiếng nói cuối cùng và là tiếng nói xuyên suốt cuộc đời của một con người lỗi lạc.

Như thế, muốn hoàn thiện đạo làm người phải biết cảm nhận một sự đói khát lớn lao, ấy là đói khát hiểu biết. Hơn bao giờ hết, hoàn cảnh đất nước chúng ta ngày nay đòi hỏi mỗi người sự đói khát ấy để tiếp thu được kho tàng kiến thức của cả nhân loại hầu chuyển hóa thành sức mạnh kinh bang tế thế cho dân tộc mình. Câu châm ngôn của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” cũng chưa bao giờ có một ý nghĩa xúc tác, khuyến cáo cho bằng bây giờ. Trung thực, dũng cảm và học hỏi không ngừng, để làm lợi cho đất nước, cho nhân loại – trong đó có bản thân mình – là những đức tính hiện nay không thể thiếu vắng trong đạo làm người – làm người Việt Nam trong thời đại mới.

Khổng Tử từng nhận xét rằng “làm người thật khó” – vi nhân nan – bởi quán triệt hết những yêu cầu lớn và giải đáp được những nghi vấn lớn của đạo làm người đòi hỏi một sự tu dưỡng dày công. Vì thế, con người không chỉ có một cấp bậc. Để cho tuột xuống, nó là súc vật, nhưng biết vươn lên – là anh hùng, là vĩ nhân, là hiền thánh, là thần linh.

Nhà văn Vũ Hnh