Thứ ba, 17/7/2018, 22h10

Đào tạo kép: Nhà trường và doanh nghiệp đều hưởng lợi

Mô hình đào to kép đã áp dng ti Đc đưc doanh nghip (DN) đánh giá cao. Nếu mô hình này đưc trin khai rng ti Vit Nam s khc phc tình trng yếu kém v cht lưng ngun nhân lc, DN không phi đào to li…

Ông Nguyn Anh Tun (Trưng phòng Đào to, Công ty TNHH MTV Vin thông Phương Nam) chia s v li ích ca mô hình đào to kép

Không mt chi phí đào to li

Để phát triển nguồn nhân lực ổn định và chất lượng trong thời gian tới, ông Đặng Lê Hoài Bảo (Phó Giám đốc chi nhánh TP.HCM của Công ty TNHH TM&SX CMC) chủ động đề xuất Ban giám đốc tham gia mô hình đào tạo kép. “Bản thân tôi trải qua nhiều công ty ở những vị trí khác nhau và thấy được nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng của DN. Chúng ta đã quá lãng phí thời gian, tiền bạc cho tuyển dụng lao động làm được việc bởi người học ĐH-CĐ ra trường phải đào tạo lại kỹ năng. Mô hình đào tạo kép sẽ giải quyết được những băn khoăn của DN trong tuyển dụng, không phải mất chi phí cho đào tạo lại. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm cho sinh viên ngành công nghệ thông tin, đặc biệt ưu tiên những em có hoàn cảnh khó khăn”, ông Bảo nói.

Đề cập đến mô hình đào tạo kép, ông Nguyễn Anh Tuấn (Trưởng phòng Đào tạo, Công ty TNHH MTV Viễn thông Phương Nam) thẳng thắn nói: “Kiến thức của sinh viên ra trường gần như bằng 0 và phải mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới bắt nhịp được công việc, điều này thật lãng phí”.

Cái lợi của mô hình đào tạo kép, theo ông Tuấn, là trường nghề không cần đầu tư quá nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại bởi đã có DN lo. Về phía DN cũng không phải mất thời gian, kinh phí cho đào tạo lại bởi sinh viên ra trường đã làm được việc. Thuận lợi nữa là DN có được nguồn nhân lực tại chỗ, được đào tạo bài bản về kỹ năng, chuyên môn và văn hóa DN…

Ông Hoàng Thành Minh (Phó Giám đốc Công ty TNHH giải pháp Sóng Nam) cho rằng mô hình đào tạo kép là cơ hội để DN thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc tham gia đào tạo nghề. “Chúng tôi xác định ngay từ đầu tham gia đào tạo nghề là để tìm kiếm nhân lực, vì vậy sẽ nhận 100% sinh viên vào làm việc sau khi ra trường”, ông Minh cho biết. Nói về chương trình đào tạo tại DN, ông Minh khẳng định: sinh viên học thực hành với thời lượng 70% tại công ty, áp dụng chương trình đào tạo như một nhân viên thử việc. Bên cạnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề, các em còn được học văn hóa DN.

Cũng theo ông Minh, tham gia mô hình đào tạo kép, DN cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể là cam kết chất lượng dịch vụ với khách hàng có ảnh hưởng do kỹ năng mềm của sinh viên chưa tốt. Tuy nhiên, đây không phải là khó khăn nhất và có thể khắc phục nếu kiến thức nền tảng (lý thuyết) được nhà trường tổ chức đào tạo bài bản. Từ đó, ông Minh kiến nghị phía nhà trường phải có chương trình lý thuyết gần gũi, thực tế bởi kiến thức nền tảng là cơ sở để sinh viên học tốt thực hành, nâng cao kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, nhà trường cần trang bị đạo đức cho người học, có như vậy DN mới bắt nhịp nhanh đào tạo chuyên môn.

Cân nhc la chn DN

Cái li ca mô hình đào to kép là trưng ngh không cn đu tư quá nhiu cơ s vt cht, trang thiết b hin đi bi đã có DN lo. V phía DN cũng không phi mt thi gian, kinh phí cho đào to li bi sinh viên ra trưng đã làm đưc vic”, ông Nguyn Anh Tun (Trưng phòng Đào to, Công ty TNHH MTV Vin thông Phương Nam) nói.

Ông Trần Việt Quân (Công ty cổ phần Phát triển Bách Khoa Group) cho rằng thời lượng 30% lý thuyết và 70% thực hành là quá lý tưởng để đào tạo nghề nhưng phải xác định đâu là cốt lõi của kiến thức. “Chúng tôi ra trường cách đây trên 20 năm nhưng chưa bao giờ sử dụng phương trình bậc 2 trong công việc, như vậy có lãng phí quá không? Vì vậy, trong chương trình đào tạo phải cân nhắc thêm, bớt những nội dung gì”, ông Quân đề xuất.

Kinh nghiệm nhiều năm quản trị DN, ông Quân đúc kết: “Có rất nhiều kỹ năng mà DN yêu cầu ở người lao động, trong đó có 2 kỹ năng quan trọng là kỹ năng tự học và kỹ năng rèn luyện chính mình. Lộ trình thăng tiến là ở kỹ năng - năng lực tự học. Việc lựa chọn DN tham gia đào tạo cũng cần cân nhắc kỹ, bởi DN không có ý thức giáo dục văn hóa DN cho sinh viên thì cũng bằng không”.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhìn nhận, dự báo đến cuối năm 2020, hệ thống giáo dục nghề nghiệp TP.HCM có bước phát triển mới hơn nếu DN tiếp tục chia sẻ, đồng hành với nhà trường. Mô hình đào tạo kép của Đức là vậy, song để học tập là không dễ bởi nước Đức có khoảng 100 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta đã có khái niệm chuẩn về mô hình này, từ điều kiện thực tế của mỗi trường và DN mà vừa làm vừa rút kinh nghiệm. “Nhà trường cần làm tốt chức năng trang bị kiến thức nền tảng, DN cũng bắt tay tham gia vào giảng dạy lý thuyết và từ yêu cầu thực tế, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Các trường nên chọn 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ để hợp tác với DN theo mô hình đào tạo kép, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực”, ông Lâm yêu cầu.

T.Anh