Thứ bảy, 16/9/2017, 22h34

Đạo ý tưởng trong nghệ thuật: Bao giờ mới chấm dứt?

Nn đo ý tưng trong ngh thut Vit khiến công chúng lc đu ngao ngán. Nhiu v vic “ni” lên ri rơi vào quên lãng nên tình trng này vn c lp li.

Tác phm “Bin chết” ca ha sĩ Nguyn Nhân vi phm bn quyn, đo ý tưng. Ảnh: T.L

“Virus” lan rng

Từ lâu, nhiều vụ đạo tranh đã tốn không ít giấy mực của báo giới, bị công chúng lên án mạnh mẽ nhưng tới nay dường như vẫn chưa có điểm dừng. Hội Văn học nghệ thuật Trà Vinh đã thu hồi giải thưởng và tác phẩm “Biển chết” của họa sĩ Nguyễn Nhân do vi phạm bản quyền, đạo ý tưởng. Mới đây, vụ tranh giả, tranh mạo danh các tác phẩm của họa sĩ Phạm An Hải tại Hà Nội và hàng loạt tác phẩm khác lại tiếp tục bị các họa sĩ tố là đạo ý tưởng lại càng dấy lên vấn đề đáng lên án trong mỹ thuật Việt hiện nay. Tại triển lãm “Báo cáo sáng tác mới” từ các trại sáng tác 2017 mới đây tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM), tác phẩm sơn mài “An lạc” của tác giả Nguyễn Trường An cũng được phát hiện là đạo tác phẩm khắc gỗ “A di đà Phật” của họa sĩ Nguyễn Khắc Hân.

Ý thức của một số người làm nghề còn quá kém, thị trường mỹ thuật nước ta lại chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng bởi vấn nạn đạo tranh diễn ra khắp nơi. Giới làm nghề phân tích, chép tranh là việc một họa sĩ (cũng có thể là thợ vẽ) vẽ lại một tác phẩm đã tồn tại trước đó nhưng không cùng một động cơ sáng tác với tác giả của tác phẩm ấy. Chép tranh hoặc chép y nguyên phong cách của người khác mà ký tên mình là đạo tranh - một hành vi mạo danh, phạm pháp. Trong đó, vấn nạn đạo tranh ở Việt Nam lấn át so với việc chép tranh thông thường. Không ít tác phẩm khi được trao giải thưởng, được trưng bày ở các triển lãm mới bị phát hiện là đạo tranh càng khiến dư luận phải đặt câu hỏi về sự lành mạnh trong môi trường sáng tạo hội họa ở nước ta hiện nay.

Không chỉ riêng ở lĩnh vực mỹ thuật, ở các lĩnh vực thiết kế thời trang, âm nhạc, sân khấu,... nạn đạo ý tưởng cũng xảy ra thường xuyên, liên tục. Hiện tượng đạo nhạc nước ngoài không chỉ nằm ở phạm vi đoạn nhạc, bản hòa âm, phối khí mà còn đạo luôn cả ý tưởng album, hình ảnh, nội dung clip… Các chương trình truyền hình thực tế, game show cũng không ít lần bị “lùm xùm” vì liên quan đến nạn đến đạo ý tưởng. Trong lĩnh vực xuất bản cũng không thoát khỏi tình trạng này khi có nhiều cuốn sách vừa xuất bản đã dính nghi án đạo nội dung, ý tưởng...

Lương tâm ca ngưi làm ngh

Với sự phát triển nhanh đến chóng mặt của công nghệ, việc phát hiện một tác phẩm đạo, nhái không còn là điều gì khó khăn với công chúng. Tên tuổi của Maxk Nguyễn từng một giai đoạn “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội facebook bởi những dự án chiếm được cảm tình của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, khi Maxk Nguyễn bị phát hiện đã đạo hình ảnh, tác phẩm của các nghệ sĩ quốc tế đưa vào những dự án cá nhân của mình, cộng đồng mạng không khỏi tức giận và lên án. Khởi điểm là khi facebooker Hiếu Châu (Sith), một nghệ sĩ khá nổi tiếng trong giới sáng tạo tại TP.HCM tìm thấy sự giống nhau về ý tưởng của nghệ sĩ Alessi với ý tưởng bịch trà sữa của Maxk trong dự án Saigon Emoji. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Maxk Nguyễn đã phải viết thư xin lỗi và thừa nhận hành vi sai trái của mình.

Trong sáng to ngh thut, ngưi tr có li thế bi s đa dng v ý tưng, lòng nhit huyết. Đáng tiếc, mt s ngưi tr li đánh mt danh d, lòng t trng ca mình khi ăn cp cht xám ca ngưi khác đ biến thành ca mình.

Trong sáng tạo nghệ thuật, người trẻ có lợi thế bởi sự đa dạng về ý tưởng, lòng nhiệt huyết. Đáng tiếc, một số người trẻ lại đánh mất danh dự, lòng tự trọng của mình khi ăn cắp chất xám của người khác để biến thành của mình. Vừa qua, chương trình “Kịch cùng bolero” phát sóng trên THVL1, nội dung vở kịch “Xuất giá tòng phu” của đạo diễn Vũ Trần bị phát hiện phần nhiều sao chép từ truyện cùng tên của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan. Cách đây không lâu, nghệ sĩ Gia Bảo cũng bị phát hiện đã đạo ý tưởng vở kịch “Tía ơi, má dìa!” để dựng thành tiểu phẩm “Mình ơi - Lý son sắt” dự thi trong chương trình “Sao nối ngôi” phát trên sóng truyền hình. Căn bệnh “lười sáng tạo” dẫn đến phải việc phải ăn cắp ý tưởng của người khác đã trở thành căn bệnh trầm kha trong một số nghệ sĩ trẻ hiện nay.

Theo pháp luật hiện hành, hành vi “đạo, nhái” tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng (theo Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP), dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số... Vấn đề đăng ký bản quyền ở Việt Nam dường như vẫn chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, việc kiện tụng, theo đuổi một vụ án cũng tốn khá nhiều thời gian nên dẫn đến nhiều tác giả đi kiện người đạo, nhái tác phẩm của mình đành bỏ cuộc, ngán ngẫm.

Hơn lúc nào hết, vấn đề đạo ý tưởng trong nghệ thuật Việt cần phải được lên án mạnh mẽ. Những người làm nghệ thuật, nhất là giới trẻ muốn để lại dấu ấn trong lòng công chúng thì chỉ có con đường nỗ lực, sáng tạo vì nghệ thuật chân chính không thể là sự ăn cắp, vay mượn.

Yên Hà