Thứ ba, 21/8/2018, 21h40

Dạy con đứng lên từ vấp ngã

Nhng tht bi đu đi s khiến cho tr tht vng, lo lng, bun phin. Tri nghim cm giác này cũng quan trng vi s phát trin ca bé không khác gì cm giác khi bé làm thành công mt vic gì đó. Giúp bé làm ch đưc nhng cm xúc ca mình trong cuc sng.

Ph huynh nên đng viên, khuyến khích đ bé vng tâm hơn mi khi gp tht bi (nh ch mang tính minh ha). Ảnh: I.T

Nguyên nhân khiến tr d b vp ngã

Trẻ có thói quen dựa dẫm, ỷ lại người khác thường gặp thất bại hơn những đứa trẻ khác. Trẻ do dự không dám tự suy nghĩ và hành động, luôn lo ngại hành động của mình không được như mong muốn. Do trẻ gặp nhiều vấp váp nên cảm thấy mình mãi mãi không thoát khỏi thất bại, chúng cảm thấy bản thân bất lực trước hoàn cảnh. Do trẻ chưa có cách đánh giá nguyên nhân thành công hay vấp ngã của bản thân. Trẻ cảm thấy mình thật nhỏ bé, khó mà quyết định được sự hoàn thành công việc. Do một số nhận xét tiêu cực mang định kiến của người lớn đã thui chột niềm đam mê và sự tự tin của trẻ. Phương pháp dạy con kiểu mệnh lệnh “hãy làm thế này, hãy làm thế kia”, cũng như cách giáo dục  nghiêm khắc chỉ toàn cấm đoán, áp đặt cũng khiến trẻ bối rối, lo lắng dẫn đến vấp ngã.

Bé thường có cảm xúc tiêu cực, rất chóng chán, buông xuôi và hay gây sự khi được giao công việc phải thực hiện hoạt động. Bé nhút nhát, tự ti và thích trốn tránh mỗi khi phải làm việc bé thường sai lầm, thất bại. Bé hay giả vờ đau đớn bệnh này bệnh nọ, nôn ói, giả vờ đi vệ sinh, hay buồn ngủ… để tránh phải tham gia hoạt động cùng mọi người. Nếu như bé nhà mình đang có tất cả những dấu hiệu trên bậc cha mẹ đừng quá hoang mang, lo lắng. Và đừng vội vàng, nôn nóng thay đổi bé ngay lập tức, khiến bé cảm thấy hẫng hụt. Chúng ta nên dành cho bé thời gian và thay đổi suy nghĩ của bé từ từ.

Giúp con đng dy t vp váp

Khích lệ và giúp đỡ trẻ diễn đạt những vướng mắc để trẻ thay đổi nhận thức, thái độ và hành động của mình sau khi gặp vấp ngã. Đôi khi, chỉ một lời nói không chủ tâm của người lớn cũng khiến cho bé dễ bị tổn thương. Hành động đánh đồng cảm giác vấp ngã với xấu hổ có thể khiến cho tâm trạng của bé tồi tệ hơn. Thực tế, phản ứng của chính người lớn mỗi khi họ bị vấp ngã trong cuộc sống cũng tác động rất nhiều đến suy nghĩ của bé. Vì thế, việc khuyến khích để bé vững tâm hơn mỗi khi gặp thất bại, hay đưa ra những mục tiêu để bé phấn đấu dài hơi với phần thưởng là một món quà bé thích cũng sẽ kích thích thế chủ động trong bản thân trẻ.

Thừa nhận sự vấp ngã của bé: Ghi nhận ở đây không có nghĩa là kích thích hoặc cổ xúy bé vấp ngã. Mỗi khi bé thất bại, làm sai, dẫn đến hư hỏng thì thay vì quát mắng và đay nghiến về những lỗi lầm của con, thì cha mẹ nên khéo léo trao đổi thêm với con để tìm hiểu vì lý do nào gây ra thất bại. Tìm cách khuyến khích để bé nói ra nỗi lòng của mình, nếu bé quá đau khổ với những thất bại của mình, đừng quá tỏ ra quan tâm trẻ nhiều. Điều đó khiến trẻ càng thấy mình có lỗi vì vừa không nỗ lực quyết tâm vừa phụ lòng mong đợi của người lớn. Cha mẹ vẫn có thể để cho con “gặm nhấm” nỗi đau trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, tùy tính cách của con mà ba mẹ có thể yêu cầu bé làm lại hành động vừa sai trái, nhưng không ép buộc. Có thể gợi ý, định hướng bé tới một việc khác tương tự đơn giản hơn để bé có thể thực hiện nhanh gọn. Khi nào trẻ vui vẻ hãy khéo léo quay lại với sự thất bại. Một điều quan trọng khác nữa giúp trẻ có tinh thần phấn đấu vượt qua thất bại nhiều hơn, đó là dạy bé tinh thần trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác.

Làm cho trẻ thấy được giá trị của bản thân: Trẻ gặp phải vấp ngã thường rơi vào trạng thái tâm lý hẫng hụt, thất vọng và luôn nghĩ rằng bản thân chẳng có chút giá trị nào. Chúng cho rằng chỉ có người thành công mới có giá trị, từ đó trẻ mất niềm tin vào chính bản thân mình. Do đó, cha mẹ chỉ ra cho con thấy những mặt mạnh và ưu điểm của chúng, để trẻ thấy được giá trị của mình. Điều này rất quan trọng đối với sự trưởng thành nhân cách của trẻ.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)