Thứ năm, 14/6/2018, 21h15

Dạy khởi nghiệp từ nhà trường: Đừng ngại dấn thân khi còn trẻ

Đi lên và đưc coi là thành công t nhng d án khi nghip khi còn sinh viên, nhiu “starup” (thut ng ch nhng ngưi khi nghip) cho rng, khi nghip không nht thiết phi là “to lp cho bn thân điu gì đó to tát” mà đơn gin ch là mnh dn và không ngng hc hi, tìm kiếm nhng tri nghim, trang b cho bn thân tư duy, k năng cn thiết đ thun li cho công vic sau này.

Nguyn Văn Hưng (bên phi, ngi) cùng các cng s trong Công ty SkyX

“Luôn to cho mình tư duy đ gii quyết các vn đ xã hi”

Đó là quan điểm của Nguyễn Văn Hướng (cựu sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP.HCM), sáng lập Công ty SkyX - chuyên phát triển những ứng dụng học ngoại ngữ trên điện thoại di động. Một trong những ứng dụng thành công nhất và được đánh giá cao nhất của SkyX phải kể đến là ứng dụng Ice5 (học từ vựng tiếng Anh cho người Việt) khi có hơn 10.000 lượt tải, đứng trong top 10 ứng dụng giáo dục có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018.

Hướng cho biết: “Để có thể khởi nghiệp thành công, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh cần phải luôn tạo cho mình tư duy giải quyết các vấn đề của xã hội. Tức là đứng trước các vấn đề, luôn không ngừng đặt ra những câu hỏi và mày mò tìm cách giải quyết. Không nhất thiết những ý tưởng đó phải được xây dựng thành công hay được hiện thực hóa nhưng chắc chắn sẽ hình thành nên cho bản thân các em những tố chất để hình thành nên những ý tưởng - bước đầu của khởi nghiệp”.

Theo Hướng, nếu đã thấy bản thân có một sở trường nào đó, các em hãy mạnh dạn theo sở trường đó. Tìm cho mình một người bạn đồng hành và người dẫn dắt. Đó có thể là bạn bè có chung sở thích, những người thầy, người cô. Đặc biệt là không ngần ngại đặt những câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bản thân không biết.

“Thất bại ở một ý tưởng hay dự án nào đó, không phải là điều gì quá to tát. Mà ngược lại, khi còn là học sinh, thất bại lại mang đến cho các em những kinh nghiệm để trưởng thành, để viết tiếp những dự án khác. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em không có gì để sợ mất cả, ngoài tuổi trẻ, nhiệt huyết và kiến thức. Hãy tận dụng những lợi thế đó để sẵn sàng cho các “trận đánh lớn” khi các em bước ra đời”, Hưởng chia sẻ.

Hoàng Hùng - sáng lp và điu hành d án G.HAPPY

Rèn tính kiên trì, đc nhiu sách

Đây là bài học của Hoàng Hùng (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM), sáng lập và điều hành dự án G.HAPPY - một dự án về đồ chơi gỗ không chỉ thành công tại thị trường Việt Nam mà còn có sức ảnh hưởng tại thị trường thế giới như Nhật Bản, Singapore, Úc... Từ kinh nghiệm và hành trình khởi nghiệp của bản thân, Hùng chia sẻ: “Khởi nghiệp không phải cứ là nghỉ học rồi lập dự án. Đối với học sinh, học khởi nghiệp trước hết các em phải học được kỹ năng phát triển năng lực của bản thân. Khi đã biết bản thân mình có những năng lực gì, đam mê là gì, điểm mạnh là gì thì mới có thể lựa chọn được hướng đi cho phù hợp”.

Hùng phân tích: Để khởi nghiệp từ ghế nhà trường, điều đầu tiên là các em phải có một kiến thức nền, am hiểu về nhiều lĩnh vực từ xã hội cho đến kinh tế. Có như thế mới có thể định hình được xã hội đang cần gì, đang thiếu gì... Muốn như vậy, các em phải đọc thật nhiều sách về các lĩnh vực, ngay cả những lĩnh vực khô khan... Kế tiếp, muốn thành công với những dự án khởi nghiệp, các em phải có tính kiên trì. Bởi phần đa các dự án khởi nghiệp đều không được “trải sẵn hoa hồng”, do đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn như vốn, nguồn nhân lực, đầu ra... Nếu không có tính kiên trì, các em sẽ dễ dàng đứt gánh giữa chừng ngay từ những ngày đầu mới nhen nhóm. Các em hãy biết tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để làm những việc có ích như đọc sách, nghiên cứu một vấn đề nào đó, chứ đừng quá sa đà vào mạng xã hội...

Trn Ngc Tho - sáng lp và điu hành chui Trung tâm Anh ng Kungfu English

Đng ngi tìm kiếm các cơ hi làm thêm, trau di ngoi ng

Đó là chia sẻ của Trần Ngọc Thảo (cựu sinh viên Trường ĐH Văn Lang), sáng lập và điều hành chuỗi Trung tâm Anh ngữ Kungfu English. Thành lập từ năm 2014, đến nay số học viên theo học tại trung tâm đã lên đến gần 15.000 lượt.

Đi lên từ đôi bàn tay trắng, với đam mê lập nghiệp và tham vọng đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ “không còn khó” của người trẻ, chuỗi Trung tâm Anh ngữ Kungfu English của Thảo luôn trong tình trạng “không còn chỗ để nhận học viên”. Từ thành công của bản thân, Thảo cho biết: “Khi còn là học sinh, các em đừng ngại tìm kiếm cho mình công việc làm thêm. Bất cứ công việc làm thêm nào cũng được. Nhưng đảm bảo rằng các em phải cân đối giữa việc học và làm thêm, trong sự cho phép của cha mẹ. Đồng thời, phải thật sự nghiêm túc với công việc làm thêm đó. Dù là công việc gì, các em cũng sẽ học được ở đó tính nhẫn nại, kiên trì, sự kỷ luật - điều mà ở trường phổ thông chưa chắc đã dạy các em được. Thứ hai, hãy cố gắng tự trang trải cho bản thân những gì có thể trang trải được. Ví dụ như, khi các em làm thêm, hãy lên kế hoạch để sử dụng số tiền làm thêm đó. Có như thế các em mới biết quý trọng đồng tiền, sức lao động. Đó là nền tảng của những bài học khởi nghiệp.

Sau cùng, phải cố gắng trau dồi học hỏi những kỹ năng như viết CV xin việc (có thể là đơn xin làm thêm), kỹ năng quản lý thời gian. Đặc biệt là chú trọng trong việc học ngoại ngữ. Đừng nói đến khởi nghiệp, đến vươn xa nếu một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết.

Yến Hoa (ghi)