Thứ bảy, 18/8/2018, 21h24

Dạy nghề: Đừng vì không cộng điểm mà... ngó lơ

“Năm hc 2018-2019, các trưng phi hết sc quan tâm giáo dc dy ngh, hưng nghip cho HS. Không phi vì không cng đim mà không quan tâm thc hin”, ông Lê Duy Tân - Trưng phòng GD Trung hc, S GD-ĐT - nhn mnh ti Hi ngh Tng kết năm hc 2017-2018 và trin khai nhim v năm hc 2018-2019 khi trung hc do S GD-ĐT TP.HCM va t chc.

HS trung hc tham gia hc ngh. Ảnh: M.P

Cụ thể, qua công tác tổ chức dạy nghề phổ thông cho cấp THCS, THPT và hướng nghiệp HS trung học, phòng GD-ĐT các quận, huyện cần tham mưu UBND quận, huyện chỉ đạo các trung tâm (TT) GDTX-GDNN xây dựng kế hoạch dạy nghề phổ thông; tăng cường công tác hướng nghiệp, nâng cao chất lượng dạy nghề. Bên cạnh đó, tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động GD hướng nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh đáp ứng mục tiêu phân luồng HS, nhất là sau THCS. Tiếp tục rà soát lại toàn bộ chương trình dạy nghề để chọn lựa, bổ sung các chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất HS; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng GD nghề phổ thông, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực, phẩm chất HS.

Ngoài ra, phòng GD-ĐT các quận, huyện phải khảo sát, thống kê các đối tượng HS tốt nghiệp hàng năm trên địa bàn chọn vào học tại các trường TCCN, cơ sở dạy nghề. Riêng trường THCS, THPT thành lập ban hướng nghiệp để thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng cho HS sau THCS.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT - cho rằng: “Đừng vì suy nghĩ hoạt động dạy nghề trong trường chỉ để cộng điểm tuyển sinh vào lớp 10 mà nhà trường làm “nhợt nhạt” đi ý nghĩa của hướng nghiệp, tổ chức dạy nghề bậc THCS trong thời gian vừa qua”.

Theo ông Hiếu, các cuộc thi khéo tay kỹ thuật, đầu bếp trẻ... cấp TP diễn ra hàng năm thể hiện ý nghĩa hết sức nhân văn. Thông qua học nghề, HS vừa được rèn luyện tay nghề, vừa nâng cao khả năng tự phục vụ, tác động tích cực cho cuộc sống sau này của các em. Đây là những năng lực, phẩm chất HS được rèn luyện từ nhỏ chứ không phải học chỉ để cộng điểm vào lớp 10. Do đó, “nhà trường phải làm tốt công tác dạy nghề, hướng nghiệp cho HS đồng thời định hướng cho phụ huynh hiểu được ý nghĩa này”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Với việc thực hiện Quyết định 522 (năm 2018) của Thủ tướng Chính phủ về phân luồng, hướng nghiệp và dạy nghề hiện nay, theo ông Hiếu, các đơn vị đang gặp khó khăn vì cùng là một TT GDNN - GDTX (TT này sáp nhập từ TT dạy nghề, TT GDTX và TT kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp) nhưng có đến 3 đơn vị quản lý: UBND quận, huyện quản lý về mặt Nhà nước; Sở GD-ĐT chỉ đạo chuyên môn GDTX-GD hướng nghiệp; Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo nghề. Riêng Sở GD-ĐT còn do 2 phòng Trung học, GDTX chỉ đạo.

Bên cạnh đó, tinh thần của Quyết định 522 đến năm 2020 phải đạt 30% HS sau THCS vào học các trường TC chuyên nghiệp, TC nghề và 40% đến 2025 sẽ hết sức khó đối với TP.HCM. Theo báo cáo của Phòng GD Trung học (Sở GD-ĐT TP), hiện số HS đang học nghề chiếm khoảng 15%, tuy nhiên trong đó HS có hộ khẩu tại TP chiếm tỷ lệ không đáng kể, sau THCS vào TC nghề chưa tới 5%.

Từ những khó khăn này, ông Hiếu mong muốn các trường phải kiên trì, phấn đấu cùng với nhiều ngành nghề khác nâng cao chất lượng dạy nghề; làm sao để HS học nghề ra có việc làm, đi làm nuôi sống được bản thân thì học nghề lúc này mới hấp dẫn, thu hút các em.

Minh Phương