Thứ năm, 16/11/2017, 10h15

Dạy và học trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Cuc cách mng công nghip 4.0 (CMCN 4.0) đang din ra hin nay là s kết ni gia thế gii thc và thế gii o thông qua công ngh tiên tiến, thông qua s sáng to và đi mi không ngng ngh ca con ngưi. Lúc này máy móc có “năng lc ghi nh” thông qua cơ s d liu ln và kh năng t “tư duy logic” đ x lý hu hết các vn đ thuc lĩnh vc mà máy thc hin.

Sinh viên Trưng ĐH Sư phm K thut TP.HCM trong mt gi thc hành

Nhìn nhận tổng thể, CMCN 4.0 sẽ phát triển trên 3 trụ cột chính yếu: Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý. Và hiện nay CMCN 4.0 đang diễn ra ở các nước phát triển như Đức, Mỹ, Nhật… tốc độ tiến triển của cuộc cách mạng công nghiệp này là “không có tiền lệ trong lịch sử” với tốc độ đột phá theo hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

CMCN 4.0 sẽ phá vỡ hầu hết “quy tắc” của các ngành công nghiệp ở các quốc gia với tác động sâu rộng về sự thay đổi các “triết lý” về quản trị và quản lý các hệ thống sản xuất, dịch vụ.

Cốt lõi kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), Vạn vật kết nối (IoT - Internet of Things) và Cơ sở dữ liệu lớn (Big Data).

Đối với lĩnh vực Công nghệ sinh học, CMCN 4.0 sẽ là: Kết nối ADN, Biến đổi Gen, hóa học và vật liệu, năng lượng tái tạo… Công nghệ sinh học sẽ tập trung nghiên cứu để tạo ra những bước đột phá trong Y-Dược học, Nông nghiệp, Chế biển thực phẩm, bảo vệ môi trường…

Sau cùng, lĩnh vực Vật lý là những Robot thế hệ mới (kết nối gần gũi với con người hơn), xe tự lái, máy in 3D, công nghệ Nano và các vật liệu mới…

1. Người ta cho rằng CMCN 4.0 với những phát triển mạnh mẽ về công nghệ, sẽ đánh mất công việc của con người. Đây là một sự thật, việc lo lắng là đúng đắn, bởi vì tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây con người đều được cảnh báo điều này. Tuy nhiên con người có năng lực sáng tạo không giới hạn, và nhờ có sự “lo lắng” mà con người luôn tìm cách chuyển hóa mình để phù hợp với những thay đổi của môi trường mới. Nếu như chúng ta không phát triển năng lực tư duy, đổi mới và sáng tạo thì chúng ta sẽ không được tin dùng vào việc “điều khiển” hay “hợp tác” với các thiết bị Robot tương lai này, Năng lực tư duy và thích ứng của con người là vốn có độc đáo hơn hẳn các loài vật khác hoặc là những cỗ máy trí tuệ nhân tạo về sau, Nhưng nếu không chuẩn bị, không trang bị những năng lực, kỹ năng mới thì khả năng “mất việc làm” hoặc “lệ thuộc” cho các cỗ máy thông minh trong tương lai là có thật.

Trong tương lai con người sẽ hưởng lợi từ những thành quả tích cực của CMCN 4.0, ví dụ như nhu cầu cá nhân sẽ được đáp ứng nhanh và chất lượng. CMCN 4.0 sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tính linh hoạt trong sản xuất, tăng năng suất và tính hiệu quả, doanh nghiệp cũng rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường để tăng khả năng cạnh tranh và người tiêu dùng sẽ hưởng lợi ích từ giá cả cạnh tranh đến việc cá nhân hóa yêu cầu khách hàng. Trong giáo dục con người sẽ nhận được một kho tri thức vô tận và dễ dàng tiếp cận mà ít bị hạn chế về rào cản ngôn ngữ, cá nhân học tập thuận lợi hơn và tính tương tác cao hơn và trực quan, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi con người có năng lực để sử dụng và kết nối với hệ thống này. CMNN 4.0 cũng sẽ làm thay đổi cách sống và giao tiếp, liên kết và làm việc của con người, cuộc sống có vẽ thuận lợi hơn, dễ dàng hơn nhưng cũng làm cho con người đối mặt với những thách thức mới để bắt nhịp đồng hành cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc tiến bộ kỹ thuật hơn.

2. Nói như vậy, để thấy rằng việc thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần phải trang bị năng lực sáng tạo, học tập suốt đời và tiếp cận với công nghệ kỹ thuật số. Nhằm hội nhập thành công và  đáp ứng được với công việc trong tương lai chúng ta phải trang bị ít nhất trong các kỹ năng (5Cs) sau đây:

Kỹ năng sáng tạo (Creativity): Đây là thang tư duy cao nhất trong thang đo nhận thức của Benjamin Bloom (Bloom’s Taxonomy Revised, 2002). Tư duy sáng tạo sẽ giúp con người tìm ra những giải pháp linh hoạt, thích hợp với các điều kiện hoạt động nhằm phục vụ các yêu cầu bên ngoài và nhu cầu cá nhân một cách hợp lý nhất.

Kỹ năng hợp tác (Collaboration): Đây là kỹ năng quan trọng trong hội nhập, con người phải biết hợp tác, tương tác giữa con người với con người, giữa con người với máy móc thông minh với mục tiêu là tồn tại, phát triển và hoàn thành mục tiêu chung.

Kỹ năng giao tiếp (Communication): Khả năng giao tiếp, truyền thông trong thời đại kỹ thuật số sẽ là chìa khóa giúp con người tiếp cận nhanh với kho tri thức và tương tác với con người nhằm hoàn thành tốt mục tiêu công việc.

Tư duy phản biện (Critical thinking): Là khả năng phân tích, hiểu, đúc kết và phản hồi nhận thức của bản thân để mở rộng tri thức, nâng cao năng lực tư duy và sự thích ứng tốt nhất.

Học tập suốt đời (Continuous learning): Ý thức học tập suốt đời (học để biết, học để làm việc và học để chung sống) sẽ giúp con người luôn sẵn sàng đón nhận và tiếp cận với cái mới, luôn sẵn sàng làm mới mình và đổi mới không ngừng tri thức cũng như năng lực tư duy của bản thân.

3. Một vấn đề không thể không bàn tới là với những tác động trên trong công tác đào tạo và dạy học để thế hệ trẻ đáp ứng được những thay đổi trong tương lai của CMCN 4.0 cũng được xem là một vấn đề bức bách cần được bàn đến.

Theo tôi, Công tác đào tạo và giảng dạy là điều kiện môi trường thuận lợi nhất để giúp thế hệ trẻ tiếp cận và rèn luyện năng lực, những kỹ năng như đã trình bày ở trên. Trong quá trình đào tạo, Công nghệ kỹ thuật cần được đưa vào lớp học hơn là lý thuyết suông và ghi chép. Ví dụ hiện nay Microsoft đã biếu tặng miễn phí các công cụ học tập để người học được tham gia chủ động vào việc học và tự học cũng như năng lực tương tác với công nghệ kỹ thuật cao (https://products.office.com/en/student/office-in-education) hay Đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) cũng tặng không cho giới trẻ chương trình tự học CNTT thật sáng tạo bằng bất cứ ngôn ngữ nào (có tiếng Việt - MIT tặng miễn phí cho các bạn nhỏ 8-13 tuổi - www.code.org)

Các lĩnh vực cần chú trọng trong đào tạo như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, robot, học theo STEM (Science, Technology, Engineering, Math)… cũng cần được giáo viên chú trọng để kích thích khả năng tiếp cận và yêu thích cho học sinh.

Phương tiện giảng dạy cũng cần được chú trọng hiện đại (có thể xã hội hóa qua sự tham gia của cha mẹ học sinh). Làm quen với học trực tuyến, học online, trường học ảo, phòng thí nghiệm ảo, phòng mô phỏng ảo… nhằm tối ưu nhân hóa phương pháp học tập cũng là một cách để học sinh và giáo viên tiếp cận với công việc và thực tế môi trường tương lai.

TS. Nguyn Thanh Tùng