Thứ bảy, 9/6/2018, 21h34

Đề phòng giông lốc khi tham gia giao thông

Sau cơn giông lc vào chiu 7-6 làm tc mái nhà, bay bng hiu qung cáo và ngã đ nhiu cây xanh gây tai nn cho ngưi và phương tin, Đài Khí tưng thy văn khu vc Nam b tiếp tc khuyến cáo ngưi dân TP.HCM và nhiu tnh thành cnh giác vi giông lc khi lưu thông trong nhng ngày sp ti, nht là vào bui chiu ti vì đây là thi đim thưng xy ra mưa rào và giông lc.

Cây xanh ngã đ gây tai nn cho 3 ngưi đi đưng trong cơn giông lc chiu 7-6

Gây tai nn cho ngưi và phương tin

Đó là cơn giông lốc diễn ra chóng vánh vào chiều 7-6 vừa qua, làm cho nhiều cây xanh ngã đổ gây tai nạn cho người và phương tiện, đồng thời gây ùn tắc cục bộ ở quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 7, quận 10, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Phú Nhuận… Trong đó, vụ nghiêm trọng nhất có lẽ là trường hợp trên đường Trường Chinh (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú). Vụ việc xảy ra vào lúc 15 giờ 30, cơn giông lốc với cường độ mạnh bất ngờ ập đến chỉ trong khoảng 10 phút, làm cho cây xà cừ 20 năm tuổi (có đường kính khoảng 50cm, cao khoảng 10 mét) bất ngờ bật gốc và ngã đổ chắn ngang lòng đường, đè trúng 3 người đi xe máy. Một số người dân có mặt tại hiện trường đã tích cực cứu giúp người bị nạn và đưa nạn nhân đi cấp cứu. Khoảng 30 phút sau, cơn giông lốc tiếp tục làm cho một cây xanh (đường kính 1 mét, cao 20 mét) trước số nhà 574 đường Trường Sa, quận Phú Nhuận bật gốc đè trúng xe ô tô 4 chỗ đang lưu thông theo hướng từ quận Tân Bình đi Bình Thạnh. Vì bị cây đè ngang thân xe nên chiếc ô tô bị hư hỏng nặng, tài xế may mắn không bị thương. Ghi nhận tại đường Cao Thắng nối dài (phường 12, quận 10) vào lúc 16 giờ chiều cùng ngày, một cây xanh to cũng bị bật gốc ngã xuống bãi đỗ xe ô tô trong khu ẩm thực Kỳ Hòa, khiến 1 chiếc ô tô hiệu Audi bị đè bẹp và 5 ô tô khác bị vỡ kính, trầy xước, móp méo, hư hỏng phần đầu xe. Trong khi đó, tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7), một cây sa kê lớn ngã đổ trúng xe ô tô bán tải gây vỡ kính, hư hỏng phần sau xe. Tương tự, trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), cơn giông lốc cũng quật ngã một cây sao đen, đè lên đầu ô tô tải hạng nhẹ làm phương tiện bị hư hỏng.

Không chỉ gây tai nạn cho người và phương tiện, cơn giông lốc còn quật ngã một số cây xanh trên đường Cộng Hòa, ngã ba Trường Chinh - Chế Lan Viên (quận Tân Bình), Tôn Thất Thuyết (quận 4), Quang Trung (Gò Vấp)… gây ùn tắc cục bộ, giao thông hỗn loạn ở nhiều khu vực. Tại giao lộ Đoàn Như Hài - Nguyễn Trường Tộ (quận 4), nhiều biển hiệu “khủng” của một công trình xây dựng cũng bị gió giật văng xuống đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Cách đ phòng giông lc khi lưu thông

Theo bn tin d báo thi tiết khu vc TP.HCM trong 10 ngày ti (t 8-6 đến 17-6), Đài Khí tưng thy văn khu vc Nam b cho biết các đa bàn qun huyn thưng có mưa rào và giông vào mi bui chiu ti. Do đó, ngưi dân cn theo dõi d báo thi tiết thưng xuyên, hn chế lưu thông khi có giông lc nhm đm bo an toàn khi có din biến thi tiết xu.

Theo Trung tâm Dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, giông lốc là hiện tượng thời tiết tự nhiên, thường xảy ra vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 8. Thời điểm xuất hiện giông lốc thường vào buổi chiều và buổi tối (khoảng 16 giờ đến 21 giờ). Giông lốc hình thành do hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, có thể đi kèm sấm chớp hoặc lốc xoáy, mưa đá, với gió giật từ 92km/h trở lên. Theo nhận định của cơ quan chức năng, giông lốc là một dạng thời tiết nguy hiểm, có bán kính từ 3km đến vài chục km. Giông lốc từ lúc hình thành đến khi kết thúc chỉ chóng vánh trong khoảng 10 phút hoặc vài tiếng, nên dễ gây ảnh hưởng cho cuộc sống người dân.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thời tiết, giông lốc thường xuất hiện trong các cơn mưa giông nhiệt, với các dấu hiệu thời tiết qua những đám mây đen vần vũ trên bầu trời, chân mây hạ thấp, trời tối sầm lại. Cùng với đó là hiện tượng gió đang thổi bỗng nhiên ngừng hẳn, cảm giác không khí bỗng nhiên trở nên mát mẻ, se lạnh là nguy cơ giông sắp ập đến. Để đảm bảo an toàn khi mưa giông hoặc có giông lốc, cách tốt nhất là nên hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp đang ở ngoài đường thì lập tức nên tìm chỗ trú ẩn, không nên cố gắng “phóng” xe về nhà sẽ rất nguy hiểm. Theo nhận định của ông Lê Đình Quyết (Phó Trưởng phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ), hiện tượng giông lốc vừa mới xảy ra ở TP.HCM là hiện tượng thường xảy ra vào mùa mưa. Mưa kèm giông lốc đang xảy ra không chỉ ở TP.HCM mà còn ở một số tỉnh thành lân cận, và điều này thường được dự báo thời tiết từ sáng sớm. Ông Quyết lưu ý, giông lốc thường xảy ra vào những ngày có nhiệt độ buổi trưa cao, dẫn đến buổi chiều sẽ có giông lốc. Dự báo trong những ngày tới, tại TP.HCM mưa sẽ giảm, lượng mưa chỉ đạt 30-40 mm nhưng người dân phải đề phòng giông lốc gây nguy hiểm, làm cây ngã đổ, nhà tốc mái... Ông Lê Thanh Hải (Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia) khuyến cáo, mưa giông và giông lốc không chỉ xảy ra ở những khu vực đồi núi, đồng bằng, vùng trũng, mà còn xuất hiện ở các vùng đô thị, do đó người dân ở TP.HCM cần hết sức đề phòng. Ông Hải lý giải ở vùng đô thị, vì nhà cửa bê tông nhiều, hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời, nên cũng là nơi tạo ra hiện tượng đối lưu mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân gây mưa đá, sấm sét, giông lốc, lốc xoáy…

Vũ Phương