Thứ tư, 18/11/2015, 15h48

Đi tìm phương pháp học ngoại ngữ tối ưu cho người Việt - Bài 2: Anh văn siêu tốc – Hiện thực hay không tưởng?

LTS:  Dạy và học tiếng Anh như thế nào  cho hiệu quả là một vấn đề đã và còn được tranh cãi rất nhiều ở nước ta. Không ai biết  được cuộc tranh luận này bao giờ mới kết thúc, nhưng một thực tế đáng buồn mà ai cũng có thể nhìn thấy là: sau sáu  bảy năm học tiếng Anh ở phổ thông, ba bốn năm ở bậc đại học, cao đẳng,.. rất nhiều con em  chúng ta vẫn không giao tiếp được với người nước ngoài bằng tiếng Anh, vẫn chưa tự tin khi viết , dù chỉ là một bức thư ngắn. Rất nhiều giáo viên tiếng Anh đã từng đứng lớp nhiều năm vẫn không đạt chuẩn nghe nói theo yêu cầu của Bộ GD ĐT, vẫn ngại giao tiếp với người nước ngoài.   

Hàng chục năm qua trên báo Tuổi trẻ, Thanh niên,..thỉnh thoảng lại xuất hiện thông tin chiêu sinh lớp học tiếng Anh  nhanh BBST với cam kết rất ấn tượng “Vài tháng với công nghệ BBST bằng vài năm học theo phương pháp cũ . Được học thử miễn phí trước ghi danh,…”

Một số bạn đọc hỏi chúng tôi : Có thực là có phương pháp học tiếng Anh hiệu quả như thế không?

Để trả lời thắc mắc của nhiều bạn đọc đang quan tâm tìm một cách học ngoại ngữ hiệu quả và ít tốn kém, chúng tôi đã tham gia một buổi học tìm hiểu  chìa khóa công nghệ BBST và trực tiếp phỏng vấn

Tiến sĩ  Nguyễn Trọng Giao  (N.T. Jao Ph.D), tác giả phương pháp.

Tiến sĩ  Nguyễn Trọng Giao.

 Tiến sĩ N.T. Jao là một chuyên gia về hóa lý ( đi sâu về Kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm ) nhưng đã học qua 5 ngoại ngữ, đã sống một số năm ở châu Âu và đã đi qua 15 nước , đã làm công tác giảng dạy và nghiên cứu 45 năm ở các trường đại học lớn , đã hướng dẫn vài chục luận án tiến sĩ, cao học,..về nghiên cứu sử dụng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh để phân tích thực phẩm, thuốc men, môi trường,…

  Ngoài chuyên môn sâu của mình, tác giả còn viết nhiều giáo trình tiếng Anh cho người Việt, đã từng giảng dạy tiếng Anh  cho hàng vạn người bằng công nghệ BBST tại HN và SG trong30 năm qua.

Hiện  tác giả là Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KHCN cao UIA , thuộc liên hiệp các hội  KHKT Việt nam –VUSTA,  Văn phòng phía Nam : 89 A. Lam Sơn Q. TB, TP. HCM . Tel. 0918,115,079

PV.  Quả thực  sau hai giờ nghe giảng, tôi  thực sự cảm thấy bất ngờ khi được  được tiếp cận một công nghệ học tiếng Anh hiện đại, hoàn toàn mới lạ, khác hẳn cách tư duy truyền thống về dạy & học tiếng Anh hiện nay ở VN . Phương pháp có tư duy khoa học chắt chẽ , đầy sức thuyết phục và đã được thực tế kiểm chứng trên số đông. Xin TS. tóm tắt  cho độc giả biết dựa trên cơ sở lý luận nào mà phương pháp BBST có thể đạt được hiệu quả như thế?

TS. Nguyễn Trọng Giao: Cách học ngoại ngữ siêu tốc còn xa lạ với người Việt, nhưng ở nhiều nước công nghệ này là một điều bình thường nhằm phục vụ những nhu cầu khác nhau : ở Mỹ có chương trình học ngoại ngữ chỉ trong 8 ngày để phục vụ đối tượng chuẩn bị đi du lich; Ở Đức có cách học tiếng Anh sau bốn tuần nhờ máy Sita; Ở Anh, Pháp có nhiều chương trình học ngoại ngữ chỉ  trong ba tháng,..

Các phương pháp này đều được xây dựng trên nhưng cơ sở khoa học vững chắc và đã được thực tế kiểm chứng.

 Phương pháp học tiếng Anh nhanh BBST  (Bionics – Biological Sensors – Time logic) được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận sau : 

- Dùng nguyên lý “Lôgic thời  gian” và “ Ngôn ngữ đối chiếu”  thay cho phương pháp tình huống truyền thống để giúp người Việt  nhanh chóng nắm vững  hệ thống ngữ pháp tiếng Anh. 

- Kết hợp nguyên lý “ Tần suất sử dụng cao “ với nguyên lý “ Lôgic thời gian” để  người học  nhanh chóng sử dụng  được  tiếng Anh.

- Học nghe nói theo nguyên lý “ Bionics” ( Bắt chước thiên nhiên : bắt chước cách học nghe nói tiếng mẹ đẻ của trẻ em ) . Đây là phương pháp học nghe nói tốt nhất  đã được tất cả các nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới thừa nhận .   Các phương pháp tiệm cần là : Phản xạ, Conlen, GTI,…

- Kết hợp nguyên lý “ Bionics” với việc nghiên cứu bản chất vật lý của thông tin ngôn ngữ, cơ chế tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, truy cập, tái hiện các thông tin ngôn ngữ của não và những quy luật chi phối các quá trình này để tạo ra cách dạy và cách học hiệu quả nhất.

- Tận  dụng tối đa sự tiến bộ của công nghệ thông tin, công nghê phần mềm ( đặc biệt là các phần mềm tổng hợp âm thanh hiện đại ), máy tính, điên thoại di động , …để người học có thể học mọi lúc, mọi nơi  ( không tốn phí điện thoại ) với các giọng chuẩn  Mỹ, Anh, Úc,…..và  nguồn dữ liệu vô cùng  phong phú, để giáo viên Việt ở mọi miền Bắc ,Trung, Nam đều có thể dạy  tiếng Anh với các giọng bản ngữ chuẩn.

PV.  Tôi cũng đã học tiếng Anh một thời gian rồi, nếu kiểm tra ngữ pháp theo kiểu chọn đúng sai A-B-C-B tôi làm khá tốt, những khi nói, viết, dịch,..tôi vẫn chưa thật tự tin lắm. Có lẽ một phần là chưa  nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh . Tôi rất thích cách dùng nguyên lý  “Lôgic thời gian“ và “Ngôn ngữ đối chiếu” giúp người Việt dễ dàng nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh. Sau một buổi học mà có thể nắm được cách dùng 18 thì của tiếng Anh là một điều không tưởng đối với phương pháp cũ. Xin TS. Nói cho độc giả biết thêm về nguyên lý này?

TS. Nguyễn Trọng Giao:  Để sử dụng được một ngoại ngữ, ít nhất chúng ta cũng cần có một lượng từ đủ dùng và nắm vững quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ đó để có thể tạo ra những lời nói, câu viết chuẩn xác. Học ngữ pháp dễ hay  khó tùy  thuộc  vào sự giống nhau  hay khác nhau giữa ngôn ngữ xuất phát (tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ mục đích (ngoại ngữ). Người Việt không gặp khó khăn gì nhiều khi học ngữ pháp tiếng Trung Quốc , nhưng rất vất  vả để sử dụng thành thạo sáu cách với danh từ tiếng Nga, cách chia và phối  hợp thời thể của động từ tiếng Pháp.

 Tiếng Anh thuộc nhóm ngôn ngữ hình thức, nhìn hình thức thể hiện của động từ chúng ta có thể biết đó là thời gì, thể gì,…Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ tình huống, sử dụng các trợ từ, từ chỉ thời gian, ngữ cảnh,..để thể hiện tính chất của động từ, cho nên có sự khác biệt khá lớn giữa ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Anh.

 Đối với người Việt, những khó khăn gặp phải khi học  ngữ pháp tiếng Anh thường là những vấn đề có liên quan đến cách dùng động từ, giới từ và cấu trúc ngữ pháp (Cách dùng 18 thì chủ động, cách dùng 15 thì bị động, động từ trong văn kể lại, cách đặt câu hỏi và trả lời,…)

 Để giúp người học nắm được quy luật ngữ pháp, các giáo trình tiếng Anh thường dùng phương pháp tình huống. Các tác giả theo phương pháp này thường thiết kế  bài học dưới dạng những tình huống điển hình với các mẫu câu thể hiện những quy luật ngữ pháp cần truyền đạt cho học viên. Bài học thiết kế theo phương pháp tình huống khá sống động, thông qua bài học người ta còn có thể học  từ, tập hợp từ, cách ứng xử ngôn ngữ, tìm hiểu văn hóa, đất nước, con người,… của ngôn ngữ mình muốn  học.

 Nhược điểm chính của phương pháp này là thời gian học quá  kéo dài, các thông tin thiết kế tình huống quá nhiều có thể gây nhiễu cho việc tập trung thu nhận các thông tin chính cần ghi nhớ, tình huống thiết kế trong sách không hoàn toàn giống tình huống của đời sống thật, cho nên học viên có thể gặp lúng túng khi bước từ sách vở sang cuộc sống thực .

 Để giúp người Việt nhanh chóng nắm chắc quy luật ngữ pháp tiếng Anh, chúng tôi đã dùng nguyên lý “Lôgic thời gian”  và “Ngôn ngữ đối chiếu” thay cho phương pháp tình huống truyền thống. Một số tình huống điển hình vẫn được dùng để minh họa làm cho bài học phong phú, sống động hơn.

 Cớ sở lý luận để xây dựng nguyên lý  “Lô gic thời gian” được tóm tắt như sau: Mọi vận động,  mọi tương tác, tư duy,…đều xẩy ra trong không gian và thời gian. Để thể hiện hành động xẩy ra tại thời điểm nào trên trục thời gian cũng như tính chất quy chiếu của hành động đó trên trục thời gian như thể nào, mỗi  ngôn ngữ có những hệ thống thể hiện khác nhau. Để thực hiện nhiệm vụ đó, trong tiếng Việt người  ta  thường dùng các trợ từ (đã , đang, rồi, sẽ, chưa, mới, xong,…) kết hợp với các từ chỉ thời gian ( hôm qua, hôm nay, ngày mai, bây giờ, tuần trước, năm sau, dạo ấy,…) và ngữ cảnh của câu nói .

 Trong tiếng Anh người ta dùng những hình thức thể hiện khác nhau của động từ  (V , Ving , Sp) với sự hỗ trợ của  các trợ động từ  “BE” , “ HAVE” , các động từ khiếm khuyết “ WILL” , “ WOULD” để thể hiện các thì của động từ với bảng Lôgic thời gian như sau (xem ảnh)

Bảng lô gíc thời gian – chìa khoá ngữ pháp tiếng Anh

 Nhờ sự kết hợp nguyên lý “Lôgic thời gian” và nguyên lý “ Ngôn ngữ đối chiếu”  người học dễ dàng nắm chắc hệ thống ngữ pháp tiếng Anh sau một thời gian rất ngắn, giúp họ tự tin khi nói, viết, đọc, dịch,… Ví dụ:  nhờ sử dụng giản đồ trên Lôgic thời gian trên và sự hỗ trợ của nguyên lý “Ngôn ngữ đối chiếu”,  chỉ sau một buổi học người ta  đã có thể nắm được cách dùng 18 thì chủ động của tiếng Anh (Lưu ý : Trong chương trình tiếng Anh phổ thông 7 năm chỉ dạy cách dùng 12 thì chủ động)

PV: TS. nói rằng với một học sinh có sức học trung bình, chỉ cần học hành chăm chỉ, nghiêm túc, với công nghệ BBST chỉ sau vài tháng đã có thể giao tiếp được với người nước ngoài bằng tiếng Anh. Đó là một thông tin rất hấp dẫn với nhiều người, đề nghị TS. giải thích rõ hơn cho bạn đọc nguyên lý học nhanh này?

TS. Nguyễn Trọng Giao: Ngôn ngữ là một vấn đề rất phong phú, phức tạp. Không ai có thể nắm hết được  mọi vấn đề của một ngôn ngữ, dù đó là tiếng mẹ đẻ của mình đi chăng nữa. Nhưng người ta lại chứng minh rằng: với tiếng Anh chỉ cần thuộc 1000 từ  nghe nói và nắm vững kiến thức ngữ pháp cơ bản chúng ta đã có thể giao tiếp khá tốt với người nước ngoài. Chi cần thuộc 3000 từ và tập hợp từ, với kiến thức ngữ pháp tốt, chúng ta đã có thể đọc báo chí ở mức độ trung bình khó.  Nguyên lý này đã tạo ra sự thành công của một số giáo trình tiếng Anh nổi tiếng và thiết bị học ngoại ngữ nhanh trên thế giới.

 Ví dụ: nếu học viên chỉ cần có vốn từ khoảng 1000 từ và biết sử dụng bảng các module tạo câu hỏi  ở sơ đồ sau (xem ảnh) đã có thể tạo ra hàng vạn câu hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời mọc,.. thường dùng khi làm việc với người nước ngoài (lưu ý: với máy  “Sita” người Đức có thể học thuộc 1.000 từ tiếng Anh sau một tuần)

Các module tạo câu hỏ tần suất sử dụng cao

PV: Sự tiến bộ của  công nghệ thông tin đã tạo cở sở cho một cuộc cách mạng trong giáo dục, đặc biệt là dạy & học ngoại ngữ. TS. có thể cho biết đã sử dụng những thành tựu của CNTT trong việc dạy và học tiếng Anh cho người Việt như thế nào?

TS. Nguyễn Trọng Giao: Máy tính, ĐTDĐ, Internet,..là những công cụ lưu trữ, truy cập, truyền tải âm thanh, hình ảnh tuyệt vời có thể trở thành một công cụ rất hiệu quả giúp người học có thể học mọi lúc mọi nơi với các giong chuẩn Anh, Mỹ, Úc,…và nguồn dữ liệu vô cùng phong phú. Các công cụ này ngày càng rẻ  nên nhiều học viên có thể tự trang bị được, nếu biết tận dụng lợi thế này thì  mọi người có thể học tiếng Anh rất hiệu quả mà không cần học với giáo viên “Tây ba lô”, hay giáo viên Malaysia, Philippin,…có giọng không chuẩn.

 Bộ giáo trình BBST hiện nay gồm hai cuốn sách và một thẻ nhớ có 5 bộ phần mềm để học nghe nói, tăng vốn từ trên ĐTDĐ, học viên có thể học mọi lúc mọi nơi mà không tốn phí điện thoại.

 Bộ phần mềm giảng dạy giúp giáo viên Bắc, Trung, Nam đều có thể dạy tiếng Anh với giọng chuẩn Mỹ. Anh, Úc,..với trang bị rất rẻ tiền cho một lớp học mà vẫn rất hiệu quả.

Văn bản của Văn Phòng Chính Phủ chỉ đạo về việc áp dụng phương pháp BBST cho cộng đồng

PV: Là một người đã học qua nhiều ngoại ngữ, đã mất nhiều năm nghiên cứu các phương pháp luận về dạy học ngoại ngữ trên thế giới. Theo TS. thì nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng chất lượng dạy tiếng Anh ở VN  chưa thật hiệu quả, nhất là phần nghe nói, cách khắc phục nên làm như thế nào?

TS. Nguyễn Trọng Giao: Nếu ai  nắm vững các phương pháp luận về dạy và học ngoại ngữ đều có thể biết được nguyên nhân việc dạy tiếng Anh không hiệu quả ở VN, nhất là khâu nghe nói.

Có thể tóm tắt một số nguyên nhân chính như là:

1- Giáo trình tiếng Anh ở bậc phổ thông VN mang nặng dấu ấn của phương pháp “Ngữ pháp dịch”. Học viên chỉ chú ý học ngữ pháp, từ ngữ , giải bài tập chọn đúng sai ,..trên giấy.  Không được rèn luyện hàng ngày với giọng bản ngữ chuẩn. Với cách học đó thì có học 100 năm vẫn không nghe nói được.

2- Hình ảnh âm thanh học sinh được tiếp cận hàng ngày không chuẩn. Các em học sinh hàng ngày được học với giọng thầy cô Việt nam ở các vùng miền khác nhau. Các thầy cô miền Trung dù có được tu nghiệp bồi dưỡng tiếng Anh vài tháng ở Anh, Mỹ, ÚC,.. vẫn nói tiếng Anh với giọng miền Trung.  Đó là một quy luật tự nhiên có thể nhìn thấy rất rõ trên máy phân giọng nói.

3- Cách học nghẹ nói không theo nguyên lý  “Bionics” đã được toàn thế giới thừa nhận. Giáo viên chưa  phân biệt rõ cách học học ngoại ngữ  khác  cách  trắc nghiệm đánh giá năng lực ngoại ngữ theo kiểu chọn đúng sai A-B-C-D,  nên vận dụng chưa hợp lý. Học viên mất quá nhiều thì giờ luyện giải bẫy A B C D mà lại không được dành nhiều thời gian cho luyện nghe nói với giọng bản ngữ chuẩn.

 Để khắc phục tình trạng trên, nên áp dụng những nguyên lý sư phạm hiện đại, đã được thực tế kiểm chứng để soạn bộ giáo trình học tiếng Anh cho người Việt với sự hợp tác của các soạn giả có trình độ Việt-Mỹ-Anh, trong đó vai trò của nhóm biên soạn người Việt rất quan trọng.

Nên tận dụng tối đa sự tiến bộ của CNTT, máy tính, ĐTDĐ,.. để dạy và học ngoại ngữ.

Nên mua bản quyển phân mềm tổng hợp âm thanh hiên đại của Mỹ để soạn một số giáo trình cơ bản. Giai đoạn sau có thể thuê giọng nói thật hay mua bản quyền một số bài học với các âm thanh chuẩn và âm thanh biến dạng.

Xin trân trọng cảm ơn Tiến Sĩ.

TS. Nguyễn Trọng Giao đã xuất bản khá nhiều sách dạy tiếng Anh hay ở Việt Nam, có thể kể đến như: Ngữ pháp tiếng Anh thật là đơn giản, NXB Thế giới - 1999; Ngữ pháp tiếng Anh siêu tốc BBST, NXB Thế giới - 2000; Anh văn sau 32 lần lên lớp– 1995; Anh văn thật là đơn giản. “Toefl, toeic”:, không phải là quá khó – 2011; Anh văn thật là đơn giản. “Toeic” không phải là quá khó – 2013.

Ngoài ra, phương pháp BBST còn được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo cho Bộ GD&ĐT nghiên cứu và khuyến khích áp dụng các phương pháp dạy tiếng Anh có tính cộng đồng.


Song Tiến