Thứ bảy, 12/8/2017, 14h29

Điểm ưu tiên có làm mất sự công bằng trong thi cử?

Nghịch lý điểm chuẩn 30,5, thí sinh 30 điểm rớt - thí sinh 27 điểm đậu do được cộng điểm ưu tiên là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhiều nhất trong mùa Xét tuyển ĐH – CĐ năm nay.

Điểm thi tối đa 30 mà điểm chuẩn là 30,5

Năm nay, nhiều trường Đại học công bố điểm trúng tuyển cao bất thường. Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy có mức điểm chuẩn dao động từ 27 đến 30,25. Nhiều ngành học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và Học viện Quân y có điểm trúng tuyển là 30 điểm. Điểm chuẩn khối D01 ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện An Ninh Nhân dân lên đến 30,5 điểm.

Theo thống kê, trong tổng số 860.000 thí sinh dự thi Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có 13 em đạt 30 điểm (khối A: 3, khối B: 10, các khối khác không có). Các thí sinh đạt số điểm cao hơn 30 là do cộng điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng. Nghịch lý là có trường Đại học lấy điểm chuẩn lên đến 30.5 điểm. Thí sinh đạt 30 điểm vẫn rớt nguyện vọng 1, thí sinh đạt 27 điểm lại đậu vì được cộng thêm điểm ưu tiên. Điều này cho thấy tác động nhiều mặt của việc điểm cộng ưu tiên đối với kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia của các thí sinh năm 2017.

Điểm cộng ưu tiên ảnh hưởng lớn đến kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Quy chế Tuyển sinh ĐH - CĐ 2017 quy định cụ thể những đối tượng và khu vực cộng điểm ưu tiên. Chính sách cộng điểm ưu tiên thể hiện tính nhân văn trong giáo dục khi tạo cơ hội cho học sinh vùng miền núi, nông thôn, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số (nơi chất lượng giáo dục còn nhiều khoảng cách so với đồng bằng, thành phố). Theo đó, tổng điểm cộng ưu tiên theo khu vực và đối tượng tối đa lên đến 3,5 điểm (>10% tổng điểm 3 môn thi). Số điểm ưu tiên này bằng 50% điểm 1 môn thi của thí sinh có học lực loại khá.

Nhiều ý kiến cho rằng không phải thí sinh nào ở thành phố đều có khả năng tài chính để đầu tư cho việc học. Ngược lại, không phải thí sinh nào ở khu vực nông thôn cũng thiếu thốn điều kiện học tập. Do vậy, việc “cào bằng” theo khu vực để tính điểm cộng ưu tiên là không nên. Nhiều phụ huynh mong muốn Bộ GD-ĐT cần cân nhắc trong mức điểm và đối tượng để đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh.

Thi cử cần sự công bằng

Sứ mệnh của các trường ĐH – CĐ là tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội, biểu hiện ngay từ khâu chọn lọc chất lượng đầu vào. Các chính sách phúc lợi xã hội cũng cần phù hợp và công bằng hơn.

Tại Đại học Quốc gia Úc (ANU) điểm ưu tiên chỉ được dành cho những thí sinh đạt thành tích cao trong các Kỳ thi Quốc gia hoặc các thí sinh vượt khó học tốt. Số điểm cộng thêm cao nhất là 10 điểm (5 điểm học thuật, 5 điểm hoàn cảnh) trên thang điểm 100, tức là 1/10.Tuy nhiên, để hưởng chính sách ưu tiên của ANU, ngoài việc đạt vị trí cao trong kỳ thi xếp hạng ATAR, thí sinh phải nộp đơn đăng ký và phỏng vấn thành công.

Tại Việt Nam, để trở thành sinh viên trường Đại học FPT, thí sinh phải trải qua một kỳ thi Sơ tuyển đầu vào. Chú trọng năng lực thí sinh, Kỳ thi Tuyển sinh của Đại học FPT là cơ hội công bằng cho tất cả các thí sinh, không có thêm bất kỳ điểm cộng ưu tiên nào.

Trường Đại học FPT TP.HCM công bằng trong việc đánh giá năng lực thí sinh.

Mỗi năm, có 10.000 thí sinh tham gia thử sức với kỳ thi này. Thí sinh phải trải qua 2 phần thi: trắc nghiệm chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số thông minh (IQ), Logic, Kỹ năng tính toán và viết luận thể hiện quan điểm cá nhân về một châm ngôn sống hoặc những vấn đề “nóng” của xã hội. Không giống như đề thi truyền thống tại các trường Trung học, đề thi của Đại học FPT có sự phân hóa cao giữa các thí sinh thi giành học bổng và các thí sinh thi tuyển đầu vào.

Kỳ thi 13/8/2017 là Kỳ thi Sơ tuyển cuối cùng trong năm 2017 của trường Đại học FPT TP.HCM. Để đăng ký tham dự kỳ thi, phụ huynh và thí sinh liên hệ Hotline: (028) 7300 5588 hoặc truy cập website daihoc.fpt.edu.vn.

Hana