Thứ năm, 5/7/2018, 21h59

Đổ xô tiêm vaccine ngừa cúm A/H1N1

Vào khong gn cui tháng 6, TP.HCM li có thêm mt ca t vong do cúm A/H1N1, nâng tng s ca t vong lên 3 trưng hp. Cũng k t đó đến nay, lưng ngưi đi tiêm vaccine nga cúm tăng lên đáng k. Theo khuyến cáo ca chuyên gia y tế, tiêm nga cúm là bin pháp hu hiu đ phòng bnh này.

50-80% ngưi đã tiêm nga vaccine cúm s không b cúm, s còn li nếu mc cúm cũng ch b nh trong thi gian ngn

Tiêm nga cúm tăng 5-10 ln

Tính từ đầu tháng 6 đến nay, cúm A/H1N1 là nguyên nhân khiến cho 80 người bị mắc kẹt ở Bệnh viện Từ Dũ. Trong đó, 20 người phải theo dõi đặc biệt. Điều đáng nói là loại cúm này đã khiến cho 2 người tử vong. Vào trung tuần tháng 6, A/H1N1 tiếp tục gây thêm ổ dịch ở Khoa Nội thận (Bệnh viện Chợ Rẫy). Trong 17 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm tại khoa này được cách ly và tầm soát, có 10 bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1. May mắn là đội ngũ y tế đã kiểm soát được ổ dịch trong vòng an toàn. Ngoại trừ trường hợp bệnh nhân N.T.V (46 tuổi, ngụ Bình Tân) tử vong vào ngày 26-6 do nhiễm cúm A/H1N1 mà không biết. Trước đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, viêm họng, sổ mũi… Do tự điều trị tại nhà nhiều ngày, đến khi trở nặng bệnh nhân mới được người nhà đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy nên đã không qua khỏi. Đây cũng là trường hợp thứ 3 tử vong do cúm A/H1N1 trong tháng 6 trên địa bàn TP.HCM.

Trong bối cảnh số ca tử vong do cúm tăng, và tình trạng lây lan đang xuất hiện ở nhiều tỉnh thành, nên người dân TP.HCM trong những ngày qua đã đổ xô đi tiêm ngừa vaccine phòng cúm. Trung tâm y tế các quận huyện và đặc biệt tại các điểm tiêm ngừa có quy mô như Trung tâm Y tế dự phòng TP, Viện Pasteur, Trung tâm Tiêm chủng vaccine dành cho trẻ em và người lớn VNVC mỗi ngày đều tăng số người đến tiêm ngừa vaccine cúm so với trước đây. Tiêu biểu như tại Trung tâm Tiêm chủng VNVC, bác sĩ Nguyễn Thị Cúc cho biết, số người đến tiêm ngừa cúm trong những ngày qua gia tăng đột biến, gấp 5-10 lần ngày bình thường. Trước đây, 3 cơ sở của trung tâm có từ 100-200 người đến tiêm phòng vaccine cúm, thì những ngày gần đây đã tăng lên khoảng 1.000 người/ngày. Trong đó có nhiều người đưa cả gia đình đến tiêm ngừa.

Tiêm mt mũi, bo v c năm

Thông tin t Vin Pasteur TP.HCM cho biết, khu vc phía Nam ghi nhn khong 30.000 trưng hp mc cúm mi năm. Trong đó, trên 95% bnh nhân cúm  ngoài cng đng. Do đó, Vin trưng Vin Pasteur TP.HCM Phan Trng Lân khuyến cáo, nhng ngưi có nguy cơ cao như ngưi già, tr em, ngưi có bnh mãn tính… cn tiêm nga cúm đy đ, nếu không thì nguy cơ biến chng nguy him khi mc cúm rt cao.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Như Vinh (Trung tâm Chăm sóc hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM), cúm A/H1N1 chủ yếu lây qua đường hô hấp nên dễ lây lan trong cộng đồng, và đặc biệt nguy hiểm cho những người có bệnh nền mãn tính đi kèm như đái tháo đường, hen phế quản, suy thận hoặc những người có sức đề kháng kém (béo phì, người lớn tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…). Do đó, bên cạnh các biện pháp dự phòng thông thường như giữ vệ sinh cá nhân, không tiếp xúc với người bệnh cúm, thì cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là tiêm ngừa vaccine. Theo đó, vaccine cúm có khả năng ngừa được 3 chủng hay gặp nhất là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và type B. Lợi ích thấy rõ của người đã tiêm ngừa là nếu mắc cúm cũng có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa tiêm ngừa. Người được tiêm ngừa cúm sẽ tạo ra kháng thể (chất bảo vệ) chống lại virus khi họ bị nhiễm, và khả năng bảo vệ là 50-80% (nghĩa là 50-80% người đã tiêm ngừa sẽ không bị cúm).

Về thời điểm tiêm ngừa, bác sĩ Vinh lưu ý, vì chủng virus cúm thay đổi hàng năm nên người dân cần tiêm ngừa mỗi năm trước khi vào mùa cúm. Ở bắc bán cầu, cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4, ở nam bán cầu mùa cúm thường từ tháng 5 đến tháng 10. Ở miền nhiệt đới thì cúm có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, do đó người dân (từ 6 tháng tuổi trở lên) cần tiêm ngừa càng sớm càng tốt khi có vaccine của năm đó. Sau một tuần tiêm ngừa cúm có thể đã tạo được kháng thể, nhưng để đạt được đỉnh phòng bệnh tối ưu thì phải mất từ 2-4 tuần sau khi tiêm. Trẻ dưới 9 tuổi lần đầu tiêm vaccine cúm sẽ phải tiêm 2 mũi, cách nhau một tháng. Trẻ trên 9 tuổi đã từng tiêm ngừa và người lớn thì mỗi năm chỉ cần tiêm ngừa một mũi vaccine, là có thể phòng bệnh được trong một năm. Trong đó, loại vaccine chích bắp thịt (chứa virus chết) là loại phổ biến cho người lớn có sức đề kháng kém và trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên; loại xịt mũi (chứa virus sống giảm độc lực) chỉ dành cho người khỏe từ 2 tuổi đến dưới 50 tuổi.

Vũ Phương